Chuyên đề: Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học
LỚP: BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DÀNH CHO
GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
Hà Nội, Ngày 20 tháng 2 năm 2022
TIỂU LUẬN
Chuyên đề: Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học
Dành cho: Lớp NVSP Giảng viên
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4 điểm):
Trình bày các yêu cầu đối với phương tiện dạy học.
Câu 2 (4 điểm):
Trình bày một số chú ý khi thiết kế một bài trình diễn.
Câu 3 (2 điểm):
Hãy liệt kê một số ứng dụng trên nền web và các chức năng chính có thể áp dụng trong dạy học.
BÀI LÀM
- CÂU 1:
Đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện dạy học,…đóng vai trò quan trọng trong dạy học ở lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp. Dạy học trong lĩnh vực này chủ yếu là thực hành, thực tập để hình thành kỹ năng. Vì vậy, nếu chỉ có bảng và phấn thì khó đạt được mục tiêu đã đề ra.
Để có phương tiện dạy học tốt, ổn định,…thì cần phải có sự chuẩn bị từ người dạy trước buổi học. Khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng thì thời gian lên lớp của người dạy sẽ thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Chuẩn bị kỹ thì xem như đã thành công được 50%.
Các yêu cầu đối với phương tiện dạy học:
- Tính khoa học sư phạm:
Lĩnh vực Sư phạm Giáo dục nghề nghiệp chắc chắn là lĩnh vực sư phạm. Nhưng, bên cạnh đó, cần phải gắn kết với khoa học, vì dạy nghề và học nghề gắn kết với kỹ thuật, công nghệ,…
- Tính nhân trắc học:
Dạy học luôn gắn kết với con người / người học. Cho nên, đồ dùng dạy học cũng cần có sự gắn kết đó để phù hợp với phòng học, với người dạy, người học. Hiện nay, đồ dùng dạy học cũng không còn nặng nề, thô cứng và đầu tư đồ dùng “cho có”.
- Tính thẩm mỹ:
Trong công nghiệp, nhà xưởng hiện nay cũng đã trở nên khang trang, sạch sẽ hơn. Đồ dùng dạy học không chỉ thiết kế “cho có” mà còn phải thẩm mỹ, phù hợp, hợp lý. Việc có các trang thiết bị dạy học vừa hiện đại, vừa hợp lý, cũng góp phần tạo nên sự hứng thú cho người học trong tiếp thu bài.
- Tính kỹ thuật:
Bên cạnh tính thẩm mỹ, thiết kế sắc sảo, tinh tế cho mỗi đồ dùng, phương tiện, trang thiết bị dạy học, thì cần phải quan tâm đến độ cứng vững, an toàn, độ bền của đồ dùng. Đầu tư cho trang thiết bị, đồ dùng cần phải quan tâm đến tính kỹ thuật.
- Tính kinh tế:
Một yếu tố cần quan tâm khi chuẩn bị đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện dạy học là phải “vừa với túi tiền”. Với từng cá nhân người dạy thì thật khó để chi nhiều tiền nhằm đầu tư cho phương tiện dạy học. Với nhà trường, nguồn kinh phí cũng có những giới hạn nhất định, cho nên cần quan tâm đến chi phí khi đầu tư đồ dùng, phương tiện dạy học.
Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngoài đầu tư trang thiết bị dạy học, còn thường xuyên tổ chức làm đồ dùng, trang thiết bị dạy học. Qua thực tế dạy học, người dạy có thêm ý tưởng để thực hiện và bổ sung vào giảng dạy.
- CÂU 2:
Một số chú ý khi thiết kế bài trình diễn:
- Về cách phối màu nền và màu chữ
Trong một số bản chiếu để bắt mắt hơn đôi khi chúng ta hay lạm dụng những hình ảnh quá sặc sỡ quá nhiều chi tiết vẽ cầu kỳ, hoặc phối màu nền và màu chữ không bảo đảm quy tắc tương phản nên khi chiếu nên rất khó quan sát nội dung.
* Khắc phục:
Hầu hết các bài giảng đều được thiết kế trên phần mềm PowerPoint phần mền này vốn đã có sẵn rất nhiều mẫu thiết kế với rất nhiều các hình nền bắt mắt và nó còn cho phép sử dụng tranh ảnh làm hình nền cho bản chiếu một cách khá đơn giản tuy nhiên cần phải cân nhắc giữa việc phối màu nền và màu chữ bảo đảm đúng quy tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu đậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền đậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu trắng hay vàng. Nền nên sử dụng màu đơn sắc không nên sử dụng các bức tranh có quá màu thuộc các gam màu khác nhau hoặc có quá nhiều chi tiết vẽ quá cầu kỳ để làm nền dễ dẫn đến khó phối màu chữ phù hợp cho tất cả chi tiết bức tranh và gây ra phân tán cho đối tượng học sinh. Việc phối màu cần được kiểm thử trên máy chiếu vì chiếu độ nét của hình ảnh ít nhiều sẽ bị giảm đi điều này cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như phòng học quá sáng không có rèm che, máy chiếu độ phân giải và cường độ sáng thấp. Trong trường hợp này chọn màu nền sáng trắng tự nhiên và màu chữ xanh đậm, đen, đỏ đậm sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
- Về font và cỡ (size) chữ:
Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn hạn chế dùng các font chữ mảnh dễ mất nét khi trình chiếu. Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Căn cứ theo tiêu chuẩn học sinh ngồi xa nhất thì cỡ chữ phù hợp là cỡ 28 trở lên mới đọc rõ được. ( nếu là chữ đậm có thể nhỏ hơn).
- Về hiệu ứng:
Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng và âm thanh sử lí theo nguyên tắc giảm dần theo độ tuổi của học sinh, độ tuổi mầm non cần màu sắc sặc sỡ, âm thanh vui nhộn vì tuổi này cần sự hướng tập trung hơn là chú ý tư duy vì kiến thức còn ít và không có kiến thức tư duy, tuổi tiểu học giảm dần đôi chút so với mầm non, tuổi THCS có thể nhất quán một dạng hiệu ứng trong một đơn vị kiến thức chỉ nên thay đổi khi sang một đơn vị kiến thức mới, đặc biệt hiệu ứng về âm thanh trong khi hiện các nội dung có thể cắt bỏ hoàn toàn chỉ nên để hiệu ứng âm thanh khi thiết kế bài toán trắc nghiệm trong phần hiện đáp án thông thường là hiệu ứng vỗ tay khi đúng và một âm thanh khác khi đáp án sai. Việc hiệu ứng quá nhiều sẽ làm HS phân tán chú ý, mất tập trung đến kiến thức chính trong bài học dẫn đến ảnh hưởng bất lợi VD: Cho con chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo, chậm chạp – các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ. Màu sắc sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào chối tai khi chuyển slide.
- Về trình bày nội dung trên nền hình:
Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/6), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin chính xác như ta mong muốn.
- Hướng dẫn học sinh nhận biết nội dung cần ghi trên bản chiếu.
Một trong những nhược điểm khá lớn mà khi mới bước đầu áp dụng bài giảng điện tử là việc ghi chép của học sinh bị rối loại không biết ghi cái gì và không ghi cái gì. Ghi ở bảng chiếu hay chỉ ghi bảng phấn. Sở dĩ có sự rối loạn đó là do học sinh vốn đã có thói quen ghi chép khi thầy vừa đọc vừa ghi trên phần bảng phấn mà thầy đã quy ước ngay từ đầu năm học đó là phần bảng chính. Sang đến dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin có những giáo viên thiết kế kiểu “nửa lạc nửa mỡ” tức là kiến thức cần ghi chép khi thì ở bảng phấn lúc thì ở bảng chiếu, thậm trí có bài thì thiết kế song song hai bảng như nhau bảng phấn vẫn viết bản chiếu cũng có dẫn đến học sinh không biết đường nào mà ghi chép. Cũng có giáo viên thiết kế bản chiếu như một bảng phụ dùng để minh họa tìm tòi kiến thức chính những đôi khi cũng có những kết luận cần phải ghi chép hoặc kết quả hay lời giải của một bài toán nào đó cần được ghi chép lại, có những giáo viên thì thiết kế hoàn toàn trên bảng chiếu bỏ hẳn bảng phấn thông thường.
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh có thể biết cách ghi chép những nội dung cơ bản của bài học. Theo tôi dù làm bất kỳ điều gì khác lạ so với quy tắc đã quen thì ta đều phải có quy ước như kiểu hướng dẫn sử dụng vậy. Ta có thể quy ước thêm khi viết trên bảng phấn các em đã biết cách ghi chép theo quy tắc cũ còn trên bản chiếu cần thông báo cho học ký hiệu để học biết cách ghi chép. VD có thể dùng màu chữ để phân biệt nội dung cơ bản cần ghi chép với nội dung minh hoạ mở rộng kiến thức, câu hỏi. Cũng có thể dùng một ký hiệu nào đó đứng trước câu cần ghi chép. Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép.
Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn.
- Không nên chèn ảnh động chỉ mang tính trang trí trong bản trình chiếu
Việc chèn các ảnh động hoặc sử dụng hiệu ứng cho một đoạn hay một dòng văn bản luôn chuyển động trong suốt thời gian trình chiếu sẽ gây nên sự phân tán cho học sinh bởi tính mới lạ của nó thay vì tập trung vào nội dung bài giảng học sinh sẽ cố quan sát chuyển động để tìm ra quy luật chuyển động của bức ảnh hoặc của dòng chữ đó như vậy ta đã vô tình hướng học sinh tìm hiểu một quy luật thật vô ích.
- Cần có bản thiết kế linh hoạt khi giải quyết các tình huống có nhiều hướng:
Trong bản trình chiếu khi giải quyết các vấn đề có nhiều hướng hay nhiều con đường đi đến một đích chung ta cần chuẩn bị đầy đủ các phương án và chủ động với bất kỳ hướng nào theo phát hiện của học sinh không nên gò ép học sinh bắt buộc phải đi theo một hướng đã định trước. Trong PowerPoint ta sử dụng kiểu tác động “ Triggers ” có trong hộp thoại hiệu ứng. Chức năng này cho phép chia hiệu ứng thành nhiều con đường tác động hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng chọn điều khiển.
Khi thiết kế bài giảng điện tử để bảo đảm tính cơ động ta cũng nên thiết kế thêm một số các phương án phụ có thể giải quyết khi còn thời gian hoặc khi áp dụng bài giảng cho các đối tượng có lực học khác nhau. Trong PowerPoint ta có thể tạo các nút “link slide” khi cần. Hoặc thiết kế sau slide kết thúc bài nhưng người thiết kế phải nhớ được số thự tự của slide đó khi muốn kích hoạt nó trong chế độ trình chiếu bạn chỉ cần gõ số thứ tự của nó rồi Enter lập tức bản trình chiếu sẽ chuyển sang slide đó và khi quay về ta cũng làm tương tự.
- Cần loại bỏ bớt tính kịch trong bản thiết kế
Thông qua một số giờ dự đâu đó tôi vẫn nhận ra đằng sau bản chiếu là một màn kịch mà thầy trò đã thống nhất nhau cùng diễn một các lộ liễu:
Ví dụ:
+ Khi giảng một bài toán có nhiều cách giải quyết giáo viên gọi nhiều học sinh mỗi học sinh giải quyết một hướng nhưng lạ thay bản chiếu và ý tưởng của học trò luôn luôn là một. (cái này ta có cách khắc phục như đã nói ở lưu ý 7)
+ Rõ hơn nữa trong tình huống khi giải quyết song bài toán giáo viên gọi học sinh mở rộng thêm ( hướng mở rộng là rất nhiều và khó định trước ) nhưng cứ học sinh mở ở đâu lập tức bản chiếu có ngay phương án y hệt. Tình huống này theo tôi không nên thiết kế trên bản chiếu giáo viên nên tranh thủ ghi bảng phấn thì khách quan hơn.
- Tăng cường thêm tính tương tác giữa người học và bản trình chiếu
Đa số các bản trình chiếu có một hạn chế khá lớn so với bảng viết ở chỗ tính tương tác yếu học sinh thường không thể trực tiếp đưa dữ liệu vào trong khi đang trình chiếu. Sau một đơn vị kiến thức lĩnh hội ta thường có phần rèn kỹ năng thông thường giáo viên thường thiết kế ở dạng bài trắc nghiệm, điền khuyết. Nhưng nhược điểm là ở chỗ các bài tập chỉ dừng lại ở chỗ bằng mọi giá giáo viên phải vấn đáp cho học sinh trả lời đúng đáp án rồi cho hiện kết quả đúng. Trong PowerPoint cũng có chức năng tạo cho bản chiếu có tính tương tác cao hơn đó là những tính năng trong bộ công cụ “control Toolbok”. Nó cho phép ta có thể nhập được dữ liệu vào bản chiếu trong chế độ trình chiếu cao hơn nếu bạn có hiểu biết sơ đẳng về lập trình nó còn cho phép viết lệnh xử lý dữ liệu nhập vào và đưa ra các thông báo, kết luận.
- CÂU 3:
Một số ứng dụng trên nền web và các chức năng chính có thể áp dụng trong dạy học.
- Ứng dụng, phần mềm thuộc Google:
- Google Classroom:
Google Classroom giúp bạn tổ chức lớp học thông qua sự hỗ trợ 3 tính năng là giao bài tập, giao tiếp và lưu trữ. Phần mềm này được cho ra mắt lần đầu tiên vào ngày 6/5/2014 và đến 12/8/2014 được công bố bản chính thức. Nhiều người dùng đánh giá Google Classroom dễ sử dụng và sở hữu nhiều tính năng nổi bật.
Google Classroom được phân phối thông qua bộ công cụ Google Apps for Education nên hoàn toàn miễn phí.
-
- Google Meet:
Tương tự như Google Hangout và Google Classroom, Google Meet cũng là một trong những sản phẩm đến từ nhà phát hành Google. Trong thời gian gần đây, Google Meet là nền tảng được sử dụng khá phổ biến trong các buổi học online hoặc làm việc nhóm trực tuyến Google Meet được phát hành lần đầu tiên trên iOS vào tháng 2/2017 và chính thức ra mắt vào 3/2017.
-
- Google Tài Liệu, Trang tính, Trình bày, Form…:
- Với Google Tài liệu, trang tính, trình bày, biểu mẫu… có thể soạn thảo, chỉnh sửa và cộng tác ở mọi nơi. Ứng dụng này hoàn toàn miễn phí và được lưu trữ trên Google Drive.
- Google Drive:
Dùng để lưu trữ files trên nền điện toán đám mây của Google, miễn phí đối với đơn vị giáo dục.
Ứng dụng Zoom Cloud Meeting:
Zoom hay gọi đầy đủ là Zoom Cloud Meeting. Đây là một trong những ứng dụng hữu ích cho các cuộc họp trực tuyến, học online, thảo luận nhóm… trên nền tảng đơn giản và dễ sử dụng. Zoom Cloud Meeting hỗ trợ video, âm thanh, hình ảnh và chia sẻ màn hình chất lượng cao trên cả 4 nền tảng. Bản Beta của Zoom được phát hành ngày 10/9/2012, đến 25/1/2013, phiên bản chính thức đầu tiên của Zoom được ra mắt người dùng.
Zoom Meeting cung cấp cả tài khoản miễn phí và có phí với các tính năng vô cùng giá trị. Với người dùng miễn phí, ngoài những tính năng kể trên, bạn có thể dễ dàng tạo phòng room để nhận những tuỳ chọn giới hạn nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu dạy và học online như: Phòng học tối đa 100 người tham gia, thời gian giới hạn trong 40 phút cho mỗi lần meeting, KHÔNG GIỚI HẠN số lần meeting.
Tuy nhiên, khi bỏ ra khoảng 300.000 vnđ/ tháng để nâng cấp tài khoản thì bạn có thể sở hữu những tùy chọn giá trị như: Cho phép số người tham gia trên 100 người, không giới hạn thời lượng meeting và có thể lưu trữ lại nội dung với dung lượng lên tới 1 GB trên nền tảng đám mây của Zoom.
Ứng dụng Microsoft Teams:
Microsoft Teams cũng là cái tên phổ biến không kém, được người dùng biết đến như một hệ thống cung cấp meetings, chat, notes và cả tập đính kèm. Microsoft Teams tích hợp với bộ office 365 nên có nhiều tính năng mở rộng và độ bảo mật cao.
Ứng dụng Microsoft Teams được công bố tại buổi hội thảo ở New York và cho ra mắt vào ngày 14 tháng 3 năm 2017. Đây là ứng dụng vừa cho phép dùng miễn phí, vừa có thể trả phí để nâng cấp tài khoản. Khi vừa mới bắt đầu ra mắt, Microsoft Teams cung cấp miễn phí đến người dùng cá nhân, nhưng Microsoft cũng cho biết, để sử dụng những tính năng cao cấp hơn sẽ phải trả với mức phí 6,99$/mỗi tháng (hoặc giá 9,99$ cho gia đình cho 6 người). Bên cạnh đó, Microsoft Teams cũng cung cấp gói cước dành cho doanh nghiệp từ 8 – 35$/ tháng tùy theo gói và tính năng khác nhau.
Ứng dụng Workplace from Facebook:
Workplace from Facebook cung cấp cho người dùng những tính năng tương tự như Facebook Groups hay Facebook Messenger,… Ứng dụng này là giải pháp hoàn hảo nhằm hỗ trợ quá trình dạy học trực tuyến hiệu quả.
Được cho ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10/2016, Workplace thực chất không phải là một dịch vụ miễn phí nhưng các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức giáo dục,… có thể dùng thử miễn phí 3 tháng và sau đó phải trả phí từ 1 – 3$/tháng.
- Ứng dụng Trello:
Sử dụng Trello, người dùng có thể dễ dàng tạo bảng sắp xếp các công việc đã làm, chưa làm, đang làm chỉ với vài thao tác kéo thả trên điện thoại. Với Trello, người dùng sẽ không bao giờ bỏ quên việc, chậm deadline, và biết cần hoàn thành sớm những công việc nào trước, giúp tăng hiệu suất làm việc.