ĐỀ THU HOẠCH Chuyên đề: Nâng cao chất lượng tự học
ĐỀ THU HOẠCH
Chuyên đề: Nâng cao chất lượng tự học
Dành cho: Lớp NVSP Giảng viên Hình thức: Viết tiểu luận
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4 điểm): Thầy (cô) phân tích vai trò của giảng viên trong hoạt động tự học của người học; đề xuất biện pháp cải thiện hạn chế của bản thân (nếu có) ảnh hưởng tới hoạt động tự học của người học.
Câu 2 (6 điểm): Quy trình giải quyết vấn đề gồm các bước nào? Thầy (cô) vận dụng các công cụ, kỹ thuật đã tìm hiểu để giải quyết một vấn đề trong hoạt động giảng dạy/nghiên cứu khoa học/hoạt động nghề nghiệp khác.
BÀI LÀM
- Câu 1:
- Vai trò của giảng viên trong hoạt động tự học của người học:
Tự học có thể hiểu đơn giản là tự bản thân mình nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức cần thiết để phục vụ cho nội dung chương trình học. Về cơ bản, việc tự học sẽ giúp cho sinh viên hình thành sự tự giác, chủ động trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Người học có quyền được tự do lựa chọn cách học, thời gian học và những kiến thức mà mình sẽ tiếp nhận được. Đây là một trong những hình thức học đặt sinh viên vào thế chủ động, điều này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ về vai trò của bản thân trong việc học tập. Tự học được xem là phương thức chủ động để người học có thể phát huy tối đa sự tự giác trong nghiên cứu, tìm tòi tri thức. Trong đào tạo đại học hiện nay, tự học được xem là chìa khóa quyết định hiệu quả học tập. Tuy nhiên, tự học như thế nào được xem là hiệu quả? Yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tự học của người học? Nhân tố nào quyết định việc tự học của sinh viên sẽ đem lại lợi ích? Tự học thực sự có hiệu quả và chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng yếu tố quan trong nhất, quyết định đến chất lượng tự học của người học là giảng viên. Giảng viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự học của người học cũng như ảnh hưởng tích cực đến khả năng tự học của người học. Về cơ bản giảng viên sẽ có những vai trò sau đây trong quá trình tự học của sinh viên.
- Giảng viên đóng vai trò chuẩn bị/định hướng nội dung học trong quá trình tự học của sinh viên
Giảng viên có vai trò định hướng nội dung cho sinh viên tự học hoặc cũng có thể nói giảng viên sẽ có vai trò trong việc chuẩn bị cho quá trình tự học của sinh viên. Trong vai trò này giảng viên giúp sinh viên tìm kiếm tài liệu, theo dõi, kiểm tra kết quả tự học của sinh viên. Việc tự học của sinh viên dễ sai lệch nội dung bài học, sai kiến thức cơ bản và tư duy không đồng nhất nếu giảng viên không định hướng cho sinh viên. Giảng viên sẽ đóng vai trò định hướng nội dung môn học cũng như định hướng nội dung từng bài học cho sinh viên. Trên cơ sở định hướng của giảng viên việc tự nghiên cứu của sinh viên giải quyết được những nội dung cơ bản của môn học cũng như đạt được mục tiêu của môn học và từng bài học. Việc định hướng của giảng viên liên quan đến các nội dung học nhóm, thảo luận, chuẩn bị bài và trao đổi giữa những người học. Giảng viên định hướng cách khai thác nội dung, định hướng kiến thức của bài học cũng như định hướng tư duy cho từng vấn đề. Như vậy giảng viên không những cần có kiến thức sâu rộng mà còn phải tâm huyết với nghề nghiệp, với sinh viên đồng thời cần phải cụ thể hóa việc tự học của sinh viên, nghĩa là giảng viên cần có sự chủ động thực hiện một quy trình tương tác với sinh viên để các bạn có thể làm chủ việc tự học như sau:
- Hướng dẫn chi tiết đề cương môn học cho sinh viên: Với mỗi môn học chịu trách nhiệm giảng dạy, giảng viên đã có được đề cương môn học của học phần đó, môn học đó. Quá trình hướng dẫn sinh viên hiểu đúng và đầy đủ về đề cương chi tiết môn học để các bạn biết những nội dung mình cần phải thực hiện được là gì, tìm hiểu vấn đề nào để đáp ứng được chuẩn đầu ra của từng môn học, vì chỉ khi hiểu rõ mình cần phải học gì, làm gì sinh viên mới có thể tối ưu được quá trình tự học của mình.
- Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài của buổi học kế tiếp: Đây là một trong những biện pháp tổ chức lớp học theo phương pháp “lớp học đảo ngược”, do đó giáo viên cần nêu ra nội dung trong buổi học tiếp theo để sinh viên có sự chuẩn bị, tìm tòi trước đó vì nếu giảng viên không có sự hướng dẫn trước sinh viên có khả năng sẽ không đọc, không nghiên cứu trước nội dung bài. Khi lên lớp nội dung sinh viên đã tìm hiểu được, giảng viên sẽ hướng dẫn để các bạn đào sâu vấn đề, hiểu rõ về nó khi có quá trình trao đổi với giảng viên, hiệu quả hơn rất nhiều lần so với việc giảng viên chỉ truyền thụ một chiều và một kiến thức hoàn toàn mới lạ cho sinh viên.
- Thiết kế những giờ học sinh động, lôi cuốn sinh viên: Phương châm giáo dục lấy người học làm trung tâm đã được triển khai hầu khắp các môi trường giáo dục và đặc biệt là giáo dục hệ cao đẳng, đại học. Điều này sẽ giúp cho sinh viên tham gia tích cực nhất trong giờ lên lớp của giảng viên. Phương pháp dạy học tích cực, tích hợp nhiều phương tiện, kỹ năng, phương pháp giảng dạy trong giờ học để tạo hứng thú cho sinh viên là một trong những yếu tố kích thích quá trình tìm tòi học hỏi của sinh viên. Hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người giảng dạy, không chỉ với yếu tố chuyên môn kiến thức, mà còn là kỹ năng, sự nắm bắt tiến độ phát triển của xã hội, những sự kiện mà ở tuổi các bạn sinh viên quan tâm, những hoạt động thu hút được sự chú ý, hứng thú của sinh viên. Một giờ học hiệu quả là giờ học giảng viên xây dựng có thể kiếm soát được thời gian, nội dung giảng dạy và hoạt động làm bật được chủ đề của buổi học hôm đó, cụ thể hóa những nội dung mình giảng dạy và ứng với thực tiễn thế nào để sinh viên có thể hiểu sâu, từ đó làm căn cứ để nghiên cứu trong quá trình tự học của mình; bên cạnh đó cần làm rõ vai trò của sinh viên và mục tiêu buổi học; cuối cùng là một các tiếp cận vấn đề theo hướng cả giảng viên và sinh viên muốn để tìm ra điểm chung phát triển nội dung buổi học mang lại hiệu quả cao nhất.
- Giảng viên đóng vai trò điều phối trong những giờ học trên lớp
Giờ lên lớp chính là lúc giảng viên thực hiện giáo án mình đã thiết kế ở phần chuẩn bị, và để giờ lên lớp hiệu quả nhất, làm nổi bật được vai trò của giảng viên trong quá trình tự học của sinh viên.
- Giúp sinh viên tích cực phát biểu những nội dung mình đã tìm hiểu được, nếu có thiếu sót, giảng viên là người hỗ trợ các bạn sinh viên bổ sung, mở rộng vấn đề.
- Sử dụng các phương tiện, kỹ thuật dạy học linh hoạt, không máy móc, áp đặt vào sinh viên những gì bắt buộc phải tuân theo và ghi nhớ 100% theo ý của giảng viên mà hãy để sinh viên được sử dụng cách của mình, ngôn ngữ, tư duy của mình để nắm bắt nội dung kiến thức như vậy các bạn sẽ nhớ lâu hơn và có hứng thú để tìm tòi tự học sau giờ lên lớp hơn.
- Đưa ra những tình huống, ví dụ cụ thể từ thực tiễn để sinh viên nhận thấy có mối liên quan giữa nội dung kiến thức mình học được áp dụng vào cuộc sống. Điều này giúp sinh viên có thể phát huy được sự chủ động trong việc tìm kiếm và khám phá kiến thức, một trong những yếu tố thúc đẩy việc tự học của sinh viên.
- Giảng viên đóng vai trò hướng dẫn sinh viên hoàn thiện nội dung kiến thức bài học
Giảng viên giao các bài tập, các gợi ý, yêu cầu phù hợp với nội dung các bạn đã tìm hiểu theo cấp bậc từ cơ bản đến nâng cơ để các bạn tìm hiểu và phù hợp tương thích với năng lực học tập của các bạn sinh viên, để các bạn có bước xem lại bài dạy, hệ thống lại kiến thức và tìm kiếm những thông tin liên quan để xử lý những nhiệm vụ học tập mà giảng viên giao.
- Giảng viên đóng vai trò hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu
Nghiên cứu là một hình thức cao nhất của tự học, giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên trong quá trình nghiên cứu một câu hỏi bài tập, một đề tài nghiên cứu. Điều này sẽ kích thích được sự hứng thú khi học tập của sinh viên. Tuy nhiên giảng viên cần có những hướng dẫn cụ thể trong quá trình hỗ trợ sinh viên làm nghiên cứu nếu không các bạn sẽ dễ bị nản và bỏ cuộc.
- Đầu tiên giảng viên cần xác định vấn đề mà sinh viên cần nghiên cứu là gì để giúp các bạn hình dung rõ về nội dung, mục tiêu hướng tới của việc nghiên cứu.
- Gợi ý cho sinh viên các cách thức để thực hiện nghiên cứu đó.
- Hỗ trợ sinh viên trong việc cung cấp những tài liệu cần thiết có liên quan đến quá trình nghiên cứu, cách sử dụng tài liệu, các bước tiến hành nghiên cứu cụ thể.
- Đưa ra những yêu cầu cụ thể về thời gian và những kết quả dự định của nghiên cứu.
- Thông báo đầy đủ và cụ thể về những tiêu chí sẽ dùng để đánh giá cho nghiên cứu đó.
- Giảng viên phải luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ sinh viên khi các bạn gặp vấn đề, theo dõi và giám sát quá trình nghiên cứu của sinh viên để có những chỉ dẫn kịp thời.
- Đưa ra đánh giá, nhận xét công tâm, chính xác về kết quả nghiên cứu của sinh viên, nên áp dụng hình thức khen thưởng để khích lệ sinh viên.
- Giảng viên có vai trò đánh giá năng lực của sinh viên thông qua những bài kiểm tra
Nếu như chúng ta làm rất nhiều việc nhưng không có một hình thức kiểm tra, đánh giá thì cho dù làm nhiều thế nào cũng không biết được kết quả thực tế của nó. Trong việc dạy học, thực hiện những bài kiểm tra là một trong những yếu tố cơ bản và quan trong nhất để đánh giá năng lực người học. Khi tiến hành kiểm tra đánh giá, giảng viên cần có cái nhìn toàn diện, khách quan, nội dung kiểm tra rải đều ở trình độ năng lực học tập của sinh viên. Điều này sẽ giúp cho sinh viên hăng say hơn trong việc học tập, động cơ thúc đẩy các bạn tự tin hơn, nâng cao tinh thần học tập và đặc biệt là quá trình tự học của mình để mang lại kết quả học tập cao nhất.
- Giảng viên có vai trò là người truyền động lực mạnh mẽ nhất cho sinh viên trong tự học
Làm bất cứ việc gì chũng ta cũng cần có động lực để có thể vượt khó khăn, chướng ngại. Việc tự học của sinh viên của cũng vậy, càng khó khăn hơn khi có quá nhiều thứ thu hút các bạn hơn là ngồi vào bàn học để làm đầy thêm kiến thức, kỹ năng cho mình. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người làm công tác giảng dạy.
- Trước hết, giảng viên phải là một hình mẫu lý tưởng trong chính môn học àm giảng viên giảng dạy. Giảng viên phải giỏi đúng nghĩa cả về kiến thức, kỹ năng để làm gương cho sinh viên, khi đó các bạn sẽ thật sự ngưỡng mộ và kính trọng, điều này thôi thúc phần nào ý chí và quyết tâm học tập của sinh viên.
- Giảng viên phải có tình yêu với nghề, với sinh viên và tin tưởng các em. Cảm giác yêu thương và thuộc về được cho là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Khi một sinh viên cảm thấy không được yêu thương, xa lánh hoặc cô lập, các phản ứng bên trong thông thường là cảm giác tội lỗi, vô dụng, cô đơn và lòng tự trọng bị hạ thấp, trong khi các phản ứng bên ngoài thông thường bao gồm những hành động quá khích. Giảng viên có thể cho học sinh cảm giác yêu thương và thân thuộc hơn bằng cách nhận ra những phẩm chất và tài năng độc đáo, tạo ra một môi trường lớp học an toàn về mặt cảm xúc, và thể hiện sự quan tâm và tôn trọng thực sự.
- Cho sinh viên có môi trường để có cơ hội thể hiện bản thân mình, chứng minh được năng lực của bản thân, được tôn trọng, đây là tầng cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow, điều này sẽ giúp sinh viên thúc đẩy được động lực lên cao nhất thì việc tự học sẽ không cón là vấn đề quá lớn.
- Giảng viên xây dựng được môi trường học tập mà ở đó không có sự chỉ trích, châm chọc, mọi người được tự do thể hiện ý kiến và quan điểm cá nhân theo hướng dẫn của giảng viên. Tuy nhiên, để làm được điều này, giảng viên cần là người có bản lĩnh, nếu không sẽ rất dễ mất đi sự uy nghiêm của nhà giáo.
Một không khí lớp học sinh động, những bài học hấp dẫn lôi cuốn là điều thu hút được sinh viên không chỉ trên lớp mà còn sau giờ học. Ai cũng thích và muốn được vui vẻ, nên giảng viên phải tạo ra sự vui vẻ trong giờ dạy của mình, điều này sẽ làm cho các bạn sinh viên không áp lực khi học trên lớp và quan trọng hơn hết là sau đó các bạn sẽ có động lực để tìm tòi thêm những thứ liên quan đến bài học đến nhiệm vụ mà thầy cô giao, thúc để các bạn đến với tự học một cách tự giác.
- Đề xuất biện pháp cải thiện hạn chế của bản thân (nếu có) ảnh hưởng tới hoạt động tự học của người học:
a. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Trong giảng dạy, giảng viên nên chú trọng sử dụng nhiều phương pháp, biện pháp dạy học tích cực như: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, hoạt động nhóm, dạy học dự án, phương pháp vấn đáp, phương pháp đóng vai…. Phương pháp dạy học này phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên, hướng tới phát triển tối đa tự chủ của sinh viên trong học tập, phát triển năng lực độc lập làm việc và tự nghiên cứu trên cơ sở kế hoạch học tập màsinh viên đã định ra.
Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giảng viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp truyền thống giảng giải thụ động. Với vai trò người tổ chức, thiết kế, hướng dẫn sinh viên trong hoạt động học tập, giảng viên phải thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu, sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống một cách có nghệ thuật, phù hợp.
Hướng tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, sinh viên sẽ tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài, phát biểu ý kiến hoặc tham gia tranh luận trong nhóm, liên hệ những kiến thức được học với thực tế, hoặc tìmcách áp dụng vào thực tế, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu trong bản thân mỗi sinh viên.
b. Sử dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tự học tự nghiên cứu của sinh viên trong các giờ giảng.
Thực tế giảng dạy cho thấy, đối với các môn học thiên về lý thuyết như: Chính trị, Soạn thảo văn bản, Tiếng Anh…, để giờ giảng đạt được hiệu quả và góp phần nâng cao năng lực tự học của sinh viên, phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở, tạo tình huống, người học cùng tham gia,…Tuy nhiên, thuyết trình vẫn là phương pháp chủ đạo, nhưng phải là thuyết trình có đổi mới, cách tân theo hướng kích thích tính tích cực, sáng tạo của người học, buộc người học phải luôn động não, nghĩa là trong thuyết trình có nêu vấn đề, phát vấn, tạo tình huống,… để người học suy nghĩ, tự lý giải, tự liên hệ, vận dụng vào thực tiễn, qua đó tạo hiệu ứng tốt cho lớp học và năng lực tự học của sinh viên.
c. Tăng cường tổ chức cho sinh viên thảo luận, thuyết trình nhóm.
Đây là một hình thức dạy và học tích cực thông qua trao đổi, chất vấn, đối thoại giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên, qua đó giúp sinh viên nắm kiến thức lý thuyết và thực tiễn của môn học tốt hơn. Việc thảo luận và thuyết trình nhóm buộc sinh viên phải đọc và nghiên cứu tài liệu, tăng cường hoạt động nhóm để tìm ra phương án tốt nhất cho bài thuyết trình. Trong thảo luận, thuyết trình, giảng viên cần khuyến khích chất vấn, tranh luận, lôi cuốn sự tham gia đông đảo của sinh viên; có nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc, chất lượng bài thảo luận, thuyết trình…; khích lệ, động viên đúng mức, tạo động lực (cộng điểm cho sinh viên chẳng hạn) để gia tăng tinh thần học tập của sinh viên.
d. Tăng cường việc cho sinh viên viết tiểu luận môn học, làm các bài tập lớn.
Thực hiện tăng cường việc cho sinh viên viết tiểu luận môn học, làm các bài tập lớn sẽ giúp sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học, hiểu sâu hơn những vấn đề cơ bản của môn học, bước đầu biết gắn lý luận với thực tiễn, góp phần rèn luyện kỹ năng viết của sinh viên. Để làm tiểu luận và các bài tập lớn, sinh viên phải thu thập và xử lý thông tin, phải đọc, phải viết, nghĩa là phải sử dụng các phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học, qua đó góp phần nâng cao năng lực tự học.
e. Xác định mục tiêu môn học
Trong quá trình giảng dạy các môn học, người giảng viên cần xác định mục tiêu học tập từng môn, từng bài, hướng dẫn nắm vững các kiến thức cơ bản, đặt và giải quyết các vấn đề chủ yếu trong bài học, tiến hành đọc tài liệu, tra cứu, chuẩn bị làm bài tập. Những công việc như vậy hỗ trợ cho sinh viên tự học, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, một cách tích cực, sáng tạo, đúng với yêu cầu của phương pháp học tập theo hướng tích cực. Giờ dạy học trên lớp phải là giờ mà hoạt động học của sinh viên được giảng viên thiết kế, tổ chức, kiểm tra, đánh giá một cách khoa học, phù hợp tạo cho các em có hứng thú học tập, có nhu cầu khám phá, phản biện và biết giải quyết vấn đề.
f. Chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy
Mỗi giảng viên cần tự nâng cao chất lượng giảng dạy môn học của mình đảm nhận, cập nhật liên tục những kiến thức mới và đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng sinh viên, từng ngành học.
Trong buổi đầu của các môn học giảng viên sẽ cung cấp đề cương môn học và những kiến thức trọng tâm của môn học. Tùy từng môn học mà giảng viên sẽ đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp để phát huy hết khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên với môn học. Bên cạnh đó, giảng viên cũng cần nhận thức rõ rằng, dù áp dụng phương pháp giảng dạy nào thì cũng phải nhằm đạt được mục tiêu là giúp cho người học dễ hiểu bài, nắm được bản chất của vấn đề và đặc biệt là kích thích được tư duy sáng tạo, tính tích cực và năng lực tự học của sinh viên.
- Câu 2:
- Quy trình giải quyết vấn đề:
Bước 1: Xác định vấn đề
Một cấu trúc rất hiệu quả giúp nhà Quản lý xác định vấn đề là 4W. Cụ thể: What (chuyện gì?); Where (Ở đâu?); When (Khi nào?); Who (Ai?).
Một số lỗi thường mắc phải với những người ít kinh nghiệm là: Khắc phục hiện tượng thay vì nguyên nhân của vấn đề; “Nhảy thẳng” vào việc giải quyết vấn đề; Quá bảo thủ, nguyên tắc, định kiến; Phân tích nguyên nhân không đầy đủ.
Bước 2: Truy tìm nguyên nhân
Ngoài các công cụ hữu ích như sử dụng thông tin có sẵn, 5 Whys, Brainstorming, nhà Quản lý cần triển khai Sơ đồ xương cá để truy tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Nhà Quản lý hãy nhìn vào ví dụ dưới đây:
Bước 3: Thiết lập mục tiêu cần giải quyết
Sau khi xác định những nguyên nhân liên quan trực tiếp đến vấn đề, nhà Quản lý có thể sử dụng các công cụ thiết lập mục tiêu như OKR và SMART.
Ngoài 02 công cụ OKR và SMART, để tối ưu thời gian làm việc, nhà Quản lý cần sử dụng nguyên tắc PARETO 80/20. Từng bước triển khai nguyên tắc này như sau: Liệt kê tất cả các nguyên nhân; Xếp chúng thành những nhóm có chung đặc điểm; Đánh giá số điểm là tích số của mức độ nghiêm trọng và tần xuất phát sinh từng nguyên nhân; Xử lý 20% nguyên nhân có số điểm cao nhất. Nguyên tắc 80/20 không những giúp nhà Quản lý xác định ưu tiên cần giải quyết mà còn cung cấp góc nhìn toàn cục của vấn đề.
Bước 4: Tìm kiếm giải pháp
Công cụ rất hữu ích giúp nhà Quản lý tìm kiểm giải pháp hiệu quả là Mindmap. Đây là công cụ giúp nhà Quản lý xác định toàn bộ các giải pháp khả thi một cách toàn diện. Với Mindmap, nhà Quản lý sẽ giúp đội nhóm có tư duy mở, liên kết mọi giải pháp với nhau một cách có nhiều rộng và sâu.
Để có được nhiều ý tưởng trong Mindmap, nhà Quản lý cần sử dụng kỹ thuật Braindump. Cụ thể, trong cuộc họp, hãy yêu cầu các thành viên lần lượt nêu ra giải pháp khả thi và nhắc nhở không ai được đánh giá đúng/sai.
Với đội nhóm có nhiều người không thích “nói” thì nhà Quản lý dùng kỹ thuật Brainwrite. Theo đó, nhà Quản lý chia cho mỗi thành viên tờ note để ghi ra ý tưởng, giải pháp. Sau đó nhà Quản lý thu thập và dán vào Mindmap.
Bước 5: Chọn giải pháp tối ưu
Một trong những công cụ để chọn giải pháp rất hiệu quả là SWOT. Nhà Quản lý liệt kê: Strength (Điểm mạnh); Weakness (Điểm yếu); Opportunity (Cơ hội); Threat (Thách thức) của từng giải pháp đã được nêu ra trong bước 4.
Sau đó, nhà Quản lý nhìn vào các bảng SWOT và sử dụng RAW TEST cho từng giải pháp: Có hợp lý (Reasonable)? Có khả thi (Achievable)? Có xứng đáng (Worthwhile)?. Cuối cùng hãy chọn ra giải pháp đáp ứng nhiều nhất các tiêu chí trên.
Ngoài ra, 10:10:10 cũng là công cụ để lựa chọn giải pháp tối ưu. Nhà Quản lý đặt câu hỏi: “Nếu chọn giải pháp này thì 10 phút sau kết quả sẽ như thế nào? 10 tháng sau? 10 năm sau?”. Hãy cân nhắc và lựa chọn giải pháp phù hợp với mục tiêu cuối cùng của nhà Quản lý.
Bước 6: Lên kế hoạch và thực hiện
Sau khi có được giải pháp, nhà Quản lý cần lên kế hoạch thực hiện. Cụ thể, hãy lập một bảng gồm 08 cột: When (Làm khi nào?); Where (Làm ở đâu?); Who (Ai làm?); What (Làm cái gì?); Why (Tại sao làm?); How (Làm như thế nào?); How many (Bao nhiêu nguồn lực con người và vật chất?); How much (Tốn bao nhiêu tiền để làm?).
Để quy trình giải quyết vấn đề diễn ra thành công, nhà Quản lý cần thực hiện tốt bước lên kế hoạch này.
Bước 7: Giám sát và đánh giá
Sau khi bắt đầu triển khai, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi sai sót. Nhà Quản lý cần có kỹ năng phản hồi để điều chỉnh. Công cụ SBI rất hữu dụng trong trường hợp này. Cụ thể: Situation (Tình huống thực tế); Behavior (Hành vi); Impact (Tác động).
- Thầy (cô) vận dụng các công cụ, kỹ thuật đã tìm hiểu để giải quyết một vấn đề trong hoạt động giảng dạy/nghiên cứu khoa học/hoạt động nghề nghiệp khác:
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY (MINDMAP) TRONG GIẢNG DẠY:
Bản đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học. Bản đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho sinh viên, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Sinh viên sẽ không phải tập trung vào việc đọc nội dung trên Slide,thay vào đó sẽ lắng nghe những gì giáo viên diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ được tăng lên.
Có một điều thú vị, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể thêm ngay vào bản đồ tư duy bài giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá mà giáo viên chợt nghĩ ra hay từ sự đóng góp của sinh viên. Giáo viên làm việc này bằng cách thêm từ khoá vào nhánh tương ứng hoặc tạo ra 1 nhánh mới.
-
- Chuẩn bị tài liệu, bài tập phát trên lớp học
Bản đồ tư duy là công cụ giảng dạy lý tưởng, giúp ta phân phát tài liệu bài tập trong lớp học, vì trong sơ đồ tư duy sẽ chứa thông tin ngắn gọn, màu sắc, hình ảnh cùng với cách bố trí trực quan hấp dẫn sẽ cuốn hút các sinh viên ngay lập tức. Mindmap cung cấp cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về một chủ đề, làm cho ngay cả những vấn đề phức tạp nhất cũng trở nên dễ hiểu và thú vị.
-
- Khuyến khích thảo luận và suy nghĩ độc lập
Theo nghiên cứu của trường tiểu học Cambridge gần đây, đánh giá rằng việc tương tác trong lớp học và lắng nghe sinh viên là yếu tố quan trọng để giúp sinh viên suy nghĩ độc lập. MindMap là công cụ lí tưởng hỗ trợ cho các cuộc thảo luận trong lớp, vì bản chất bản đồ tư duy khuyến khích các sinh viên tập trung liên kết giữa các chủ đề cũng như hình thành lan tỏa ý tưởng và ý kiến của họ.
-
- Đánh giá sinh viên
MindMap là một công cụ quan trọng, giúp ta đánh giá kiến thức củasinh viên trước và sau bài giảng về một chủ đề cụ thể. Qua đó, người giảng viên có thể theo dõi sự hiểu biết của sinh viên. Bản đồ tư duy khuyến khích sinh viên thể hiện ý tưởng theo sự hiểu biết của cá nhânvà tự đánh giá bản thân sau buổi học.
-
- Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập
Bản đồ tư duy còn là công cụ hữu ích đê giúp cho sinh viên đạt kết quả học tập tốt hơn, cải thiện khả năng nhớ. Quan trọng hơn là công việc ghi chép của sinh viên sẽ đột phá đáng kể giúp tiết kiệm thời gian của mình.
4.1. Ghi chép và ghi chú
Đầu tiên, MindMap là công cụ ghi chép thông tin vô cùng hiệu quả. Ta đã từng trải qua cảm giác bị quá tải vì số lượng bài học cần ghi chép ngày càng nhiều và gặp khó khăn để ghi nhớ chúng. Bản đồ tư duy đề xuất cách ghi thông tin chỉ bằng TỪ KHOÁ, sau đó liên kết các kiến thức, ý tưởng một cách trực quan. Mọi thông tin chỉ thể hiện trên một trang giấy sẽ cho ta BỨC TRANH TOÀN CẢNH lượng kiến thức của môn học. Sau buổi học, sinh viên nhìn qua là có thể ôn lại.
4.2. Lên kế hoạch làm bài tập lớn
Sử dụng MindMap để lên kế hoạch cho tiểu luận, phát triển ý tưởng nhanh chóng và hầu như là vô tận. Cấu trúc lan toả của MindMap cho phép ý tưởng tuôn trào, sinh viên chỉ việc viết ra, sắp xếp theo ý chính. Điều đặc biệt là với Bản đồ tư duy, não ta sẽ tập trung hoàn toàn vào chủ đề viết mà không bị xao lãng.
4. 3. Học bài thi
Thi cử là nỗi ám ảnh của sinh viên. Trước ngày thi thường phải “tiêu thụ” một lượng lớn kiến thức và bài tập. Có sinh viên tất tả đi mượn vở của những bạn sinh viên đi học đầy đủ để photo. Cầm bản photo là thấy “ngán” vì phải bắt đầu đọc lại từ đầu.
Giải pháp là giảng viên đã hướng dẫn sinh viên lập MindMap cho từng môn học ngay từ đầu năm, thêm vào những ý chính, quan trọng. Dành ra khoảng 5 phút mỗi ngày để xem lại bổ sung, cập nhật những kiến thức học được mỗi ngày. Thông tin từ các nhánh trong Bản đồ tư duy sẽ liên kết với nhau. Cuối cùng những kiến thức sẽ được ghi nhớ một cách chủ động. Việc thi cử giờ đã trở nên dễ dàng.
4.4. Kích thích sự sáng tạo và giải quyết vấn đề
Khi gặp phải vấn đề khó, theo bản năng ta sẽ trở nên hốt hoảng và lo lắng. Lúc này tim sẽ đập nhanh hơn và cảm thấy căng thẳng. Thay vì “ép” não mình tìm ngay giải pháp, ta hãy dùng MindMap để vẽ ra nhiều khả năng và lựa chọn cho vấn đề. Sinh viên có thể thông qua MindMap tìm được giải pháp nhanh nhất, dễ nhất và tốt nhất dành cho mình.
Tony Buzan – cha đẻ của Bản đồ tư duy khuyên rằng ta nên ghi ra tất cả ý tưởng dù là ngẫu nhiên, điên rồ hay ngớ ngẩn. Chính những ý tưởng này sẽ kích hoạt TIỀM NĂNG SÁNG TẠO vô tận bên trong mỗi chúng ta.
4.5. Thuyết trình
Khi còn học cấp 3 hay học lên cao đẳng, đại học, sinh viên rất ngại phải thuyết trình. Chúng ta cảm thấy không tự tin, mất bình tĩnh trước đám đông dẫn đến quên nội dung cần thuyết trình. Bài thuyết trình càng dài thì cảm giác lo lắng càng lớn.
Khi chọn MindMap làm giải pháp thuyết trình, ta không phải mất thời gian đọc từng Slide nhàm chán. Thay vào đó, dùng MindMap để ghi lại TỪ KHOÁ và HÌNH ẢNH. Việc này kích hoạt kỹ năng diễn đạt và khả năng nhớ của ta. Công việc thu yết trình sẽ trở nên tự nhiên hơn và ta sẽ có nhiều thời gian để giao tiếp với khán giả của mình hơn.