Trong cả triệu ý tưởng thiên tài mà Steve Jobs từng nghĩ đến, chỉ có 3 điều then chốt giúp thay đổi sự nghiệp: Bạn cũng có thể làm được!

Chia sẻ

Những ý tưởng của Steve Jobs đều có thể làm thay đổi thế giới, vậy tại sao chúng ta lại không “mượn” chúng để củng cố sự nghiệp của mình?

Đi tìm cảm hứng giống như đổ nước vào một chiếc xô thủng lỗ chỗ. Dù làm gì, bạn cũng sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Sau chuỗi ngày tràn ngập sáng tạo, bạn sẽ lại cảm thấy trống rỗng và bế tắc.

Những lúc như thế, hãy tìm đến những người mà bạn ngưỡng mộ. Những người có khả năng thay đổi thế giới chỉ bằng ý tưởng của mình. Một trong số đó chính là Steve Jobs.
Sự nghiệp của ông nhắc nhở chúng ta một điều: bạn không thể kinh doanh tốt với những quan điểm cũ kỹ. Không giống nhiều CEO nghiêm túc khác, Steve Jobs là một “ҟẻ đìêղ”.

Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đề xuất hàng triệu ý tưởng thiên tài, nhưng 3 điều quan trọng này mới là sẽ nhanh chóng thúc đẩy đi tới thành công.

Chẳng ai xung quanh thông minh hơn bạn 

“Trong quá trình trưởng thành, mọi người thường bảo bạn rằng thế giới vốn dĩ là vậy và số mệnh của bạn là phải sống trong thế giới đó. Đừng dại phá vỡ những bức tường. Hãy cố gắng lập gia đình, tận hưởng cuộc sống và tiết kiệm chút tiền. 

Sống như vậy thì thật hạn chế. 

Cuộc đời sẽ trở nên vô biên nếu bạn khám phá ra một sự thật đơn giản: Mọi thứ xung quanh mà bạn gọi là cuộc đời được tạo ra từ những người chẳng hề khôn ngoan hơn bạn, và bạn có thể thay đổi, tác động nó, rồi xây dựng những thứ của riêng bạn mà người khác cũng có thể sử dụng. 

Một khi đã hiểu được điều đó, bạn sẽ không còn giống như trước nữa”. 

– Steve Jobs, bài phỏng vấn Santa Clara năm 1995

Hãy thử nhìn xung quanh mình. Thiết bị bạn đang dùng, chiếc ghế bạn đang dựa và quần áo bạn đang mặc. Tất cả đều được tạo ra bởi những người xung quanh bạn. Không phải tất cả đều là thiên tài, nhưng họ có kỹ năng. Chỉ số thông minh của họ đa phần cũng tương tự như bạn mà thôi. 

Khi nhận ra được điều này, thành công sẽ nằm trong tầm tay bạn. Mục tiêu bạn hướng tới không còn quá xa xôi. Trước đây, bạn áp đặt giới hạn cho bản thân nên không thể nhận ra. Tuy nhiên, giới hạn chỉ là ảo giác. Chỉ cần bỏ công sức và thời gian, bạn có thể hoàn thiện bất cứ kỹ năng nào. 

Đó là loại ảo giác bạn sẽ cảm nhận được khi đang học lái xe. Chúng ta thấy người khác biết lái nên nghĩ rằng họ thông minh hơn mình, cho đến khi tự chúng ta học được cách lái xe. 

Nguyên tắc trên áp dụng cho mọi lĩnh vực mà bạn đang làm, dù đó là sales, phát triển sản phẩm, marketing, viết lách, hay làm YouTube. Hãy cứ tiếp tục sáng tạo, bởi những người đi trước bạn không ở quá xa như bạn nghĩ. Hiện giờ, bạn mới đến giai đoạn học hỏi. Vì vậy, bất cứ ai có được mục tiêu bạn muốn đều có vẻ thông minh hơn bạn, cho đến khi bạn tự mình đạt được. 

Kết nối các điểm khi nhìn về phía sau 

“Bạn không thể kết nối các điểm trong đời bạn khi nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại phía sau. Vì vậy bạn phải tin tưởng rằng các điểm đó rồi sẽ kết nối trong tương lai” – Steve Jobs, bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp ĐH Stanford khóa 2005.

Bản chất cuộc sống là các mối quan hệ nhân quả. Nói cách khác, thứ này rồi sẽ dẫn đến thứ kia. Bạn sẽ không thể biết được cái nào xuất hiện trước, cái nào diễn ra sau. Bạn không thể biết được hành động nào sẽ để lại hậu quả gì. Ngay cả những nhà khoa học cũng chỉ có thể đưa ra kết luận sau khi đã nhìn lại thí nghiệm. Điều duy nhất bạn có thể làm được là dự đoán.

Tuy nhiên, trí óc con người là một cỗ máy sinh tồn. Nó không thích yếu tố bất ngờ, vì vậy luôn không ngừng tính toán. Trước khi hành động, nó sẽ tính toán thiệt hơn và kết quả tiềm tàng như một doanh nhân thực thụ. Bạn vào đại học để kiếm việc làm. Bạn đọc bài viết này để trở thành một doanh nhân giỏi hơn. Bạn làm ít để được nhiều. 

Tuy nhiên, cách tính thiệt hơn này không hề chính xác. Chúng chỉ là những dự đoán. Bạn hy vọng đọc bài này sẽ giúp mình thêm kiến thức. Bạn hy vọng đại học sẽ giúp bạn kiếm được công ăn việc làm. 

Bạn không thể kết nối các điểm từ hiện tại. Trong một số trường hợp, bạn chỉ có thể nhận ra chúng từ hiện tại. Những quyết định tưởng như sai lầm có thể sẽ mang lại lợi ích trong tương lai, hoặc ngược lại. 

Steve Jobs đã học được điều này khi hồi tưởng về lớp học thư pháp thời đại học. Khi ấy, ông chỉ coi đây là một môn học vô thưởng vô phạt. Thế nhưng, nhiều năm về sau, nó lại trở thành nền tảng để cố Chủ tịch Apple cho ra đời những bộ font chữ tuyệt đẹp dành cho máy tính Mac. Nhờ vậy mà giờ đây mọi máy tính đều có font chữ. 

Có thể những điều bạn làm bây giờ chưa có ý nghĩa gì, nhưng chúng nhất định sẽ mang lại lợi ích nhất định trong tương lai. 

Trong cuộc sống, hãy nghĩ về những điều bạn muốn làm. Đó là những thứ bạn chưa nhìn thấy lợi ích nhưng vẫn muốn làm, chẳng hạn bắt đầu một môn thể thao mới, học nhảy hay leo núi. 

Có thể bạn sẽ được nhiều hơn mất. Có thể cánh cửa cơ hội sẽ mở ra hoặc không. Đó chính là điểm mấu chốt: bạn chỉ có thể biết sau khi đã nhìn lại, tức là sau khi đã thực hiện chúng. 

Thời gian là hữu hạn 

“Nhớ rằng ai rồi cũng sẽ phải ¢нếт – đó là cách tốt nhất giúp tôi tránh được cái bẫy tư duy rằng mình vẫn còn thứ để mất. Thật ra bạn chẳng còn gì cả. Vì vậy, chẳng có lý do gì mà không nghe theo trái tim mình” – Steve Jobs, bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp ĐH Stanford khóa 2005

Được hay mất chẳng còn nghĩa lý gì khi bạn nhận ra cuộc đời mình là hữu hạn. Do đó, hãy cứ làm theo những gì mình mong muốn trong khả năng cho phép khi vẫn còn đủ thời gian. 

Lúc này, có thể bạn nghĩ cái ¢нếт là điều gì đó quá xa vời, nhưng thật ra không phải như vậy. Chỉ cần thiếu đi một hơi thở, bạn sẽ không còn tồn tại trên thế giới này nữa. Cuộc sống vốn dĩ mong manh là vậy. 

Mỗi ngày, Steve Jobs đều tự hỏi bản thân: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời, liệu mình có vẫn làm thứ mình đang làm bây giờ không?” Nếu câu trả lời là không trong nhiều ngày, ông sẽ tìm cách thay đổi cuộc đời mình. 

Bạn cũng nên hỏi bản thân câu hỏi tương tự. Vấn đề không phải là chạy trốn cuộc đời hay có một trải nghiệm thay đổi cuộc sống như truyền thông vẫn vẽ ra. Vấn đề là bạn biết mình đang ở đâu và cần phải làm gì. 

Biết rằng mình sẽ ¢нếт một ngày nào đó chính là góc nhìn tự do nhất đối với bạn. Bởi lẽ, khi đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái ¢нếт, mọi kỳ vọng, tự hào, thất bại và sợ hãi đều sẽ tan biến mất. 

Và chỉ những gì thực sự quan trọng mới có thể ở lại. 

(Theo Medium)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.