KHẨN: Thủ tướng nói ‘Nguy cơ dịch toàn quốc hiện hữu lắm rồi’, chuẩn bị kịch bản 30.000 ca nhiễm nCov

Chia sẻ

Dù số ca nhiễm vẫn liên tiếp tăng nhanh nhưng ra đường vẫn thấy rất nhiều người không thèm đeo khẩu trang, thậm chí túm năm tụm bảy mặc kệ dịch bệnh! 

Thủ tướng nói: “Nguy cơ dịch trên toàn quốc đã hiện hữu lắm rồi!”

Vào hôm qua 9/5, Bộ Y tế đã công bố tổng cộng 92 ca cộng đồng, là ngày ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất tính từ khi dịch khởi phát vào năm 2020 đến nay. Đợt dịch liên quan Hải Dương, Quảng Ninh hồi tháng 1-2 vừa qua, ngày ghi nhận số ca nhiễm cao nhất là 84 ca, vào ngày 28/1.

Thống kê đợt dịch này, tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 333, ghi nhận ở 26 tỉnh thành. Cụ thể, Hà Nội 111 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 61 ca, 12 ca ở Bệnh viện K), Bắc Ninh 58, Đà Nẵng 35, Vĩnh Phúc 33, Bắc Giang 32, Hà Nam 16, Hưng Yên 13, Thái Bình 6, Hải Dương 4, Lạng Sơn 3, Quảng Nam 3, Huế 3, Nam Định 2, Hòa Bình 2, TP HCM, Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Điện Biên, Nghệ An, Phú Thọ, Hải Phòng, Đăk Lăk, Quảng Trị mỗi nơi một ca.

Hà Nội phong tỏa con ngõ quận Bắc Từ Liêm nơi ở của bệnh nhân 2985 – Ảnh: Vietnamnet

Trước tốc đỗ lây nhiễm tốc độ lây nhiễm dịch bệnh rất nhanh trong hơn 10 ngày qua, Thủ tướng đã chỉ ra 4 nguyên nhân của việc này:

Nguyên nhân trước hết, Thủ tướng cho rằng do dịch bệnh lây lan từ người nhập cảnh cộng với tâm lý lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thậm chí không tuân thủ quy định phòng, chống dịch. Thủ tướng yêu cầu “phải xác định rõ địa chỉ, rõ người để kiểm điểm trách nhiệm”.

Nguyên nhân thứ hai là đa nguồn lây, đa ổ dịch, biến thể mới của virus gây lây nhiễm rất nhanh, khó lường, xảy ra diện rộng.

“Nguy cơ dịch toàn quốc hiện hữu lắm rồi. Chúng ta phải triển khai các biện pháp cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, tích cực hơn, bám sát tình hình thực tế hơn để ngăn chặn dịch bệnh”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nguyên nhân thứ ba là các doanh nghiệp, địa phương, cơ quan, đơn vị mời chuyên gia nước ngoài vào nhưng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không thực hiện nghiêm quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia, của Bộ Y tế dẫn tới “bị thủng lưới”.

Nguyên nhân thứ tư là tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp ở các nước láng giềng, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào nước ta là rất lớn. Việc kiểm soát đường biên giới khó khăn vì đường biên giới khu vực Tây Nam dễ tạo điều kiện cho người qua lại trái phép nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đánh giá đợt dịch lần này phức tạp, có đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chủng nên tốc độ lây nhiễm tăng cao hơn so với các đợt dịch trước.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đưa ra yêu cầu, phải chuẩn bị cho kịch bản cả nước có 30.000 người nhiễm và điều trị trên toàn quốc, bởi dịch bệnh đã hiện hữu, không còn là dự báo. Bộ Y tế tiếp tục nhập vắc xin, thúc đẩy sản xuất vắc xin trong nước; tuyên truyền, giải thích cụ thể về tiêm vắc xin, dẫn tin từ Báo Dân trí.

Ảnh minh họa: Internet

Giải trình tự gene 8 mẫu ở Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, cả 8 đều mang biến thể Ấn Độ

Cũng trong tối 9-5, Bộ Y tế đã thông tin về kết quả giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân ở Hà Nội, Hưng Yên và Thái Bình.

Việc giải trình tự gene để phục vụ công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là việc xác định nguồn gốc các biến thể của virus .

Theo Báo Tuổi Trẻ, kết quả giải trình tự gene chiều ngày 9-5, 8 mẫu do Hưng Yên (2 mẫu), Hà Nội (1 mẫu) và Thái Bình (5 mẫu) gửi đều mang biến thể B1.167.2 (biến thể Ấn Độ).

Ảnh minh họa: Internet

Trước đó, chiều 7-5, Bộ Y tế cũng thông tin kết quả giải trình tự gene đối với mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân Hà Nội và Hải Dương đều mang biến thể Ấn Độ.

Đó là mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân người Ấn Độ, cách ly ở Hải Phòng, sau về cách ly tại Time City (Hà Nội); mẫu của bệnh nhân người Ấn Độ, đi chuyến bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội cùng chuyến bay nhóm người Trung Quốc thuộc biến thể B.1.617.2; bệnh nhân nhập cảnh từ Nhật về, lấy mẫu ở khu cách ly tại Hải Dương.

Nhóm biến thể B1.617.2 cùng B1.617.1, B1.617.3 được gọi chung là biến thể Ấn Độ B1.617. Chủng Ấn Độ B1.617 đã xuất hiện ở ít nhất 17 quốc gia trên thế giới.

Theo các chuyên gia, biến chủng Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn cả biến chủng Anh (chủng được đánh giá có khả năng lây nhiễm lớn, tải lượng virus tăng gấp 4 lần, tỉ lệ lây nhiễm tăng 70% so với chủng ban đầu).

Hiện Việt Nam có 5 chủng lưu hành, ngoài chủng Ấn Độ còn có chủng đột biến B.1.1.7 từ Anh, chủng B.1.351 ở Nam Phi, chủng D614G ở châu Âu và chủng ban đầu ở Vũ Hán.

Hy vọng trước những lời cảnh báo này, mỗi cá nhân hãy luôn tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch. Đừng để sự chủ quan của bất cứ người nào làm ảnh hưởng đến cộng đồng. Bởi những thiệt hại sau đó là điều không kể xiết./

Theo VNE, TTO, Dân trí

Có thể bạn quan tâm