Hầu như mẹ nào cũng cảm thấy rất vui khi con mình béo mập và mũm mĩm, vì ai cũng tin rằng điều này là do con họ phát triển tốt. Kết quả là, họ tiếp tục bổ sung thức ăn bổ dưỡng cho các bé, đồ ăn được đặt ở khắp mọi nơi để đáp ứng “cơn thèm ăn” đang phát triển cực nhanh của chúng. Tuy nhiên điều này là không tốt đâu các mẹ ạ.
Ngay hàng xóm nhà mình có một bé, mới có 3 tuổi thôi mà mắc bệnh tiểu đường đấy các mẹ ạ. Ai cũng biết bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính không thể chữa được. Vậy mà khi bé mới lên 3 tuổi căn bệnh đã xuất hiện và theo đến suốt đời. Như lời của mẹ bé kể, con sinh ra đã là đứa trẻ khỏe mạnh, ăn uống tốt nên có thân hình mập mạp ai cũng khen đáng yêu bụ bẫm.
Nhưng khi bé lên 3 tuổi, con thường xuyên kêu: “Mẹ, con lại đói rồi!”; “Mẹ, con lại khát, con muốn uống nước!”; “Mẹ, con lại đi tiểu!”…Thậm chí, nước tiểu của con còn có màu vàng sậm và mùi rất khó chịu. Một thời gian sau, người mẹ cảm thấy vấn đề không ổn nên mới đưa con đi viện khám, kết quả sững sờ khi bác sĩ nói bé bị tiểu đường mọi người ạ. Cụ thể là đái tháo đường tuýp 2, chỉ số xét nghiệm glucozo và xê tôn trong máu lên rất cao.
Sau mấy tuần nằm viện thì hiện tại con đang bé điều trị ngoại trú. Mẹ và bố của bé thường xuyên phải cho con đi kiểm tra đường huyết và tiêm insulin cho cháu hàng ngày. Cuộc sống sinh hoạt thật chẳng dễ dàng chút nào các mẹ ạ.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Vậy vì sao một em bé đã có thể mắc bệnh tiểu đường như người lớn?
Nhiều người cho rằng bệnh đái tháo đường chỉ xảy ra ở người lớn là hoàn toàn sai lầm. Trẻ em cũng có thể mắc tiểu đường (và con số này đang có xu hướng tăng lên), đặc biệt đối với tiểu đường tuýp 2 thì nguyên nhân chính gây ra là do trẻ em thừa cân, béo phì. Điều này là do chức năng insulin bất thường và rối loạn chuyển hóa glucose ở trẻ béo phì.
Béo phì làm giảm các thụ thể insulin trên tế bào mô của trẻ và làm suy yếu độ nhạy cảm với insulin, từ đó dẫn đến việc không đủ insulin và khó duy trì chuyển hóa glucose bình thường. Tăng lipid máu chống lại insulin và tăng hệ thống tiểu đảo của cơ thể. Theo thời gian, các tế bào đảo tụy bị lấn át và rối loạn chức năng, gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa đường, mỡ, đạm, từ đó làm tăng đường huyết, tăng đường nước tiểu và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Béo phì ở trẻ em chủ yếu được đánh giá dựa trên tỷ lệ BMI (cân nặng) (kg)/ (chiều cao)
+ Khi chỉ số BMI của trẻ cao gấp 1,85 lần chỉ số BMI bình thường: Khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng 80%.
+ Béo bụng (béo phì trung tâm): Trẻ tích tụ mỡ bụng chủ yếu có lượng đường trong máu, nồng độ insulin huyết thanh và tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 cao hơn so với trẻ béo phì ngoại vi có phân bố mỡ tương đối cân đối.
+ Xác suất trẻ béo phì có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn nhiều so với trẻ có cân nặng bình thường. Ngược lại, trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2 có tỷ lệ béo phì cao hơn.
+ Các chủng tộc có tỷ lệ béo phì cao và bệnh tiểu đường loại 2 có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em cao hơn.
+ Béo phì xảy ra càng trẻ, tiền sử bệnh càng lâu thì khả năng mắc bệnh tiểu đường càng lớn. Ngay cả khi trẻ béo phì nhẹ trong thời gian dài cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2. Sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng vi mạch ở một mức độ nào đó, có nghĩa là trẻ có thể bị các biến chứng vi mạch nặng sau 30 tuổi, kèm theo sự phát triển nhanh chóng của các bệnh vi mạch.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Vậy làm sao để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ?
+ Cần mở rộng công khai để mọi người hiểu về bệnh béo phì và bệnh tiểu đường, đồng thời hiểu được mối liên hệ và sự nguy hiểm của bệnh béo phì và bệnh tiểu đường loại 2.
+ Hướng dẫn trẻ xây dựng thói quen ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu, nhiều muối, đạm, nhiều mỡ và các thực phẩm khác, đồng thời sửa các thói quen ăn uống không tốt.
+ Cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn, dành thời gian hòa đồng với trẻ, quan tâm chăm sóc tinh thần, phát hiện kịp thời những cảm xúc không tốt của trẻ, tránh để trẻ ăn vạ do xáo trộn tâm lý hoặc không đạt được mong muốn, và vô thức gây ra tình trạng ăn quá nhiều.
+ Khuyến khích trẻ duy trì thói quen vận động nhiều hơn để tăng cường thể lực và tiêu hao lượng calo dư thừa.
+ Với những trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì, cần kiểm tra đường huyết và nước tiểu thường xuyên để phấn đấu phát hiện sớm và điều trị sớm.
Nguồn: Tổng hợp (theo QQ)