Vạn Điều Hay

Công sở là nơi khắc nghiệt, đừng “nhẹ dạ cả tin” mà biến thành nai cho người ta “bă’n”: Thấy đồng nghiệp có 5 dấu hiệu này thì nhất định phải tránh xa

Chia sẻ

Dù ở đâu thì bạn cũng nên cảnh giác với những lời nói dối hay sự “thân thiết bất thình lình”, nhất là chốn công sở. Không cần phải là người quá tinh tế hay “sành sỏi”, chỉ cần chú ý đến một số biểu hiện, bạn vẫn có thể nhận diện được ai đang là người đang có ý hãm hại mình.

Người ta nói, nơi làm việc giống như chiến trường. Để có thể chiếm lấy cho mình một vị trí, bạn buộc phải toan tính, phải cạnh tranh, phải tìm cách so bì với đồng nghiệp. Chính vì vậy, bạn không thể đảm bảo rằng tất cả mọi người đều sẽ tốt với bạn.

Công sở có lẽ là nơi khắc nghiệt nhất, bởi ở đó bạn có thể gặp rất nhiều người. Vì vậy, hãy thật tỉnh táo để sinh tồn. Ảnh: Sohu

Có đồng nghiệp tốt, nhưng cũng có không ít đồng nghiệp xấu tính luôn bày tính hạ bệ bạn mọi nơi. 

Do đó, đồng nghiệp chủ động tiết lộ 5 điều này với bạn thì nên cẩn thận, nếu không tỉnh táo thì sớm muộn gì bạn cũng phải chịu tổn thất lớn!

1. Phàn nàn lãnh đạo không công bằng và đưa ra những ý tưởng về việc đàm phán với sếp 

Đồng nghiệp kêu ca, phàn nàn với nhau sau lưng sếp là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu ai đó phàn nàn với bạn rằng sếp không công bằng thế này, bất công thế kia, ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của mọi người và đưa ra những ý tưởng để đàm phán với sếp rồi khuyến khích bạn cố gắng đấu tranh thì hãy cẩn thận. Đó có thể là một cái bẫy. 

Bởi lẽ, nếu họ không hài lòng, họ có thể trình bày quan điểm trực tiếp với lãnh đạo. Song vì rủi ro cũng như không muốn mất điểm trước mặt sếp nên họ sẽ có suy nghĩ đi vòng để đạt được mục đích và bạn chính là mục tiêu “béo bở” của họ. 

Cuối cùng, họ có thể ngồi sau mà thu lợi còn bạn lại bị vạ lây, mang lại hiệu quả không mong muốn. Do đó, đừng nghe lời xúi giục của người khác mà chuốc lấy phiền phức. 

2. Cung cấp quá nhiều thông tin 

Những người không trung thực, có tâm địa xấu thường nói rất nhiều bởi vì họ nghĩ rằng đối phương sẽ tin tưởng nếu như họ tỏ vẻ cởi mở, không giấu giếm. 

Tuy nhiên, việc cung cấp quá nhiều thông tin không cần thiết lại là biểu hiện bất thường cho thấy đồng nghiệp đang chưa nói đúng sự thật mà bạn mong chờ, thậm chí họ còn muốn đánh lạc hướng bạn khiến bạn hoang mang. 

3. Động viên bạn nghỉ việc 

Trừ trường hợp đó là người đồng nghiệp rất thân và luôn muốn tốt cho bạn thì việc những đồng nghiệp có quan hệ bình thường với bạn gửi thông tin tuyển dụng hay khuyên bạn nghỉ việc chuyển công ty khác thể hiện rằng họ không ưa bạn và muốn loại bỏ bạn khỏi nơi này. 

4. Chủ động kể chuyện phiếm khiến bạn phân tâm, sao nhãng

Những người tọc mạch thực chất là những người có EQ thấp, nên đặc biệt tránh xa. Ảnh: Sohu

Một số người đặc biệt thích buôn chuyện về người khác ở nơi làm việc, nói trắng ra là họ rất tọc mạch. Những người tọc mạch thực chất là những người có trí tuệ cảm xúc thấp. Bên cạnh những người như vậy, bạn sẽ bị sao nhãng và phân tâm khi đưa ra quyết định nào đó, đặc biệt bạn sẽ có xu hướng tin và nghe theo phán đoán của họ. Và đó sẽ là một tổn hại lớn đối với bạn. 

Trên thực tế, loại người này quá nhàn rỗi và vì quá nhàn rỗi sẽ đẫn đến làm phiền người khác và phát tán năng lượng tiêu cực khắp nơi. Do đó, nếu bạn gặp phải người như vậy, tốt nhất nên tránh xa.

5. Đề bạt và cách chức lãnh đạo công ty 

Khi ai đó nói với bạn về việc lãnh đạo được thăng chức hay bị giáng chức, chắc hẳn người đó muốn lắng nghe xem bạn đứng về phía nào, hoặc bạn có ý kiến ra sao, thích người lãnh đạo nào hơn. Lúc này, họ sẽ thu nhập quan điểm cũng như thông tin từ bạn. 

Và như bạn biết đấy, chốn công sở đầy rẫy những thị phi và bè phái. Chẳng may quan điểm của bạn lại khiến người khác công kích và coi là kẻ thù thì cuộc sống sau này khó mà yên ổn được. Quả là “cái miệng làm hại cái thân” cho nên phải thật tỉnh táo kẻo lỡ lời lại bị vạ oan. 

Kinh nghiệm “hòa giải” làm chủ tình hình khi bị đồng nghiệp chơi xấu, gài bẫy

“Nếu bạn không thể đập chết con ong vò vẽ từ phát đầu tiên thì tốt nhất là đừng động đến nó”. Chính vì vậy, im lặng là lựa chọn tốt nhất để tránh mọi xui rủi nơi công sở. Ảnh: Sohu

– Mỉm cười, tự tin trước mọi vấn đề. 

– Cởi mở giao tiếp với đồng nghiệp, không phải xu nịnh, khoe khoang mà chỉ nên chia sẻ sở thích, thói quen… để dễ hòa đồng. Nên đối xử tử tế với tất cả mọi người, đặc biệt là đồng nghiệp chơi xấu để họ bớt “chọc ngoáy” cũng như thấy đẳng cấp của mình rồi tự họ “thấy khó mà lui”. Bên cạnh đó, nếu có giúp đỡ ai thì cũng phải thật cẩn trọng kẻo tốt bụng mù quáng lại hại thân. 

– Nói chuyện riêng với đồng nghiệp xấu tính về những tin đồn thất thiệt, không cần rạch ròi đúng sai, mà chỉ cảnh báo ngầm là “tôi biết rồi đấy”. 

– Ở đâu cũng có đồng nghiệp xấu, nên bạn phải cẩn thận, phân chia nhiệm vụ, thời hạn rõ ràng, ai làm việc nấy… Như thế khi có vấn đề phát sinh họ không thể đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho bạn, hoặc “vơ” hết công lao về mình. 

– Đừng so sánh mình với người khác, đừng bao giờ “ăn thua” với đồng nghiệp xấu vì họ có nhiều mánh khóe để đối phó với bạn. 

– Khi nghe nhiều điều không tốt về mình thì cũng nên im lặng, bởi dấn thân vào cuộc tranh cãi hơn thua vì những người đang cố tinh hạ thấp bạn sẽ khiến bạn mệt mỏi, đau khổ. 

– Tránh tham gia nhóm chống lại đồng nghiệp xấu. Tốt nhất là đề phòng chứ không phải “tấn công”, bởi môi trường làm việc sẽ chia phe phái sẽ rất mệt mỏi, mất động lực làm việc bởi ai cũng phải đề phòng nhau. Có câu: “Nếu bạn không thể đập chết con ong vò vẽ từ phát đầu tiên thì tốt nhất là đừng động đến nó”. Kẻ xấu tính đi ngược lại văn hóa tốt đẹp nơi công sở, giỏi xảo trá và rất giỏi “chặn đồn”. 

Cuộc sống là của mình, miệng lưỡi là của thiên hạ. Bạn không thể kiểm soát được ý nghĩ và lời nói của người khác, nhưng có thể giữ cho tâm bình tĩnh, thái độ im lặng trước mọi thứ không hay. Im lặng không phải mình sai, mà để quan sát mọi việc. 

Theo Sohu