Sử dụng nước muối, đặc biệt là nước muối ấm đúng cách khi mùa đông tới sẽ giúp cơ thể bạn kháng được nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Khi thay đổi khí hậu khiến nhiệt độ thay đổi thất thường, sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu. Bên cạnh đó các virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm.
Vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài, số giờ có ánh sáng mặt trời trong ngày cũng giảm đi. Đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc có nhiều ngày không nhìn thấy mặt trời. Ánh mặt trời có tia cực tím là một tác nhân rất quan trọng để tiêu diệt các tác nhân vi sinh vật. Vào mùa đông ánh sáng mặt trời ít đi cũng là một lý do nữa làm cho vi sinh vật dễ sinh sôi nảy nở hơn nữa.
Mà đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi.
Muối có chứa những thành phần chủ yếu là natri clorua, có thể làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn ở trong nhiều loại thực phẩm. Bởi vì, vi khuẩn cần độ ẩm để phát triển, trong khi đó muối hấp thu các phân tử nước nên vi khuẩn không thể sinh sôi vì thiếu nước. Sử dụng nước muối ấm rất tốt cho các bệnh về đường hô hấp trong thời tiết lạnh giá này. Đặc biệt, dùng nước muối ấm để súc miệng vào mùa đông sẽ giúp bạn làm giảm cảm giác “đau họng, sưng nướu”.
Nếu bị các bệnh viêm mô mềm ở cấp độ nhẹ như viêm họng, đau răng khôn, sưng nướu, bạn hãy dùng nước muối ấm để súc miệng, súc họng.
Mỗi ngày, bạn súc miệng từ 3-6 lần, mỗi lần khoảng 10 phút. Nước muối ấm có thể tạo ra một lớp màng bọc bằng muối trong khoảng thòi gian ngắn, nhờ đó kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau tạm thời.
Ngoài ra, nước muối còn có nhiều công dụng khác:
Giảm triệu trứng ho khan, ho có đờm: Súc miệng bằng nước muối ấm có tác dụng làm nong đờm rất hiệu quả.
Ngăn ngừa viêm mũi dị ứng vào mùa đông: Triệu chứng của bệnh này không quá nghiêm trọng nên chỉ cần dùng nước muối kết hợp máy rửa mũi. Ngoài nước muối sinh lý, bạn cũng có thể pha nước muối loãng bằng cách pha một lít nước ấm (37 độ C) với 9 gr muối.
Việc rửa mũi bằng nước muối ấm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Loại bỏ hơi thở hôi: Nước muối có thể loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng gây hôi miệng và viêm nướu. Hơn nữa, nước muối loại bỏ các mảng bám thức ăn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, và sâu răng. Việc súc miệng bằng nước muối được nhiều bác sĩ khuyên dùng.
Làm dịu vết loét trong miệng: Dung dịch nước muối làm tăng lưu lượng máu đến miệng, có thể giúp các vết xước hoặc loét trong miệng mau lành hơn.
Giải độc: Nước muối ấm giúp loại bỏ các chất thải và độc tố bằng cách làm sạch đường tiêu hóa của bạn và kích thích nhu động ruột hoạt động. Trong muối chưa tinh chế đến từ tự nhiên có hơn 82 khoáng chất vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài natri, còn có bari, coban, selenium, titan, kẽm và crom hỗ trợ giải độc rất tốt. Chính vì vậy uống nước muối ấm vào buổi sáng cũng rất có lợi cho sức khỏe.
Tăng cường chắc khỏe xương: Thiếu hụt canxi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng loãng xương ở người cao tuổi. Nước muối ấm tự nhiên cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho xương khớp, đặc biệt là canxi, qua đó, gián tiếp cải thiện tình trạng loãng xương, tăng cường sự chắc khỏe xương khớp.
Hạn chế mất nước do tiêu chảy: Tiêu chảy khiến người bệnh ăn không ngon, tiêu hao năng lượng và mất cân bằng điện giải do lượng natri, kali sụt giảm. Để bù lại natri và kali, bạn hãy uống 500 ml nước ấm pha với 1,75 gr muối và 10 gr bột glucose.
Làm đẹp da mặt: Muối có tác dụng làm sạch da và cải thiện làn da khô ráp, đặc biệt là vào mùa đông. Cách làm rất đơn giản. Sau khi rửa mặt bằng nước ấm, bạn thoa nhẹ một ít muối hạt nhỏ lên mặt rồi rửa sạch với nước.
Nhưng để nước muối có thể phát huy hết tác dụng thì bạn cần lưu ý:
Đảm bảo muối hòa tan hoàn toàn: Hạt muối có thể mài mòn răng và nướu, việc muối không hòa tan sẽ khiến cho lớp phủ của răng bị hư hại.
Điều chỉnh tỷ lệ muối phù hợp: Tỷ lệ muối phù hợp sẽ giúp việc hòa tan tốt hơn, và súc miệng sẽ không có cảm giác buồn nôn, tránh gây kích ứng.
Không uống nước muối quá mặn: Uống nước muối quá mặn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, gia tăng các bệnh như tăng huyết áp, các bệnh thận,…
Không súc miệng nước muối quá nhiều: Lượng natri có thể làm hư hại lớp men răng và dẫn tới mòn men răng. Do đó, chỉ nên súc miệng nước muối từ 3-4 lần/ tuần.
Muối có chứa natri, mà natri là một trong những chất điện giải cơ bản trong cơ thể. Sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn điện giải, có thể dẫn tới các vấn đề về thần kinh rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người.
Vì vậy, hãy sử dụng nước muối một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Ngọc Khánh