Bạn tôi, Rohit Radan, một chuyên gia công nghệ thông tin Ấn Độ có 3 năm làm việc tại Việt Nam, mới về nước từ cuối năm trước và vô tình “đón” làn sóng Covid-19 thứ 2 quá khủng khiếp đã có bài viết ngắn gửi tôi, xin được post lên như sau:
“Gia đình tôi đang sống tại một trong những khu chung cư thuộc dạng khang trang tại Mumbai, thành phố lớn nhất Ấn Độ. Hiện giờ công việc quen thuộc mỗi sáng của tôi là xuống xem bảng thông báo của bộ phận quản lý là đến nay đã có bao nhiêu người trong khu chung cư đang mắc Covid-19 có kết quả xét nghiệm, bao nhiêu gia đình có người nhiễm bệnh đang chữa tại nhà để chủ động phòng tránh.
Bảng danh sách này mỗi ngày một dài thêm vì hiện nay tại Mumbai chính quyền gần như chỉ phản ứng được với cv bằng cách hỗ trợ xét nghiệm, còn việc chữa trị là không thể. Họ chỉ phát cho người bệnh một hướng dẫn ngắn gọn và đề nghị về nhà tự điều trị cách ly. Bởi lẽ tất cả bệnh viện đều đã hết chỗ. Ngay cả những ca nặng, dù điện thoại gọi hỗ trợ thì xác suất được đáp ứng hầu như rất ít. Tiếng còi xe cấp cứu là âm thanh quen thuộc nhất trên đường phố Mumbai lúc này, đa số là dành cho những ca “may mắn” được hệ thống y tế để mắt đến hoặc đưa các էհì էհể đến các điểm ɦℴả Շɦ¡êų. Cách đây chưa lâu, thế giới bên ngoài bàng hoàng với hình ảnh tờ Guardian post nhân viên y tế phải đi đốէ ×áç người bệnh bằng củi khô vì tất cả các lò Շɦ¡êų đã hoạt động hết công suất. Nhưng tại Ấn Độ thì những việc đó lúc này là chuyện…bình thường. Con số 300K ca mắc mỗi ngày có lẽ chỉ là bề nổi, thực tế chính quyền Ấn Độ thậm chí còn dự báo trên một triệu ca/ngày mới là con số đúng vì dịch đã lan rộng đến các vùng nông thôn, các khu lao động nghèo, vốn hiện nay dịch đã bị thả nổi, TỰ MẶC TỰ CHỮA VÀ TỰ XỬ LÝ KHI CÓ NGƯỜI çհẾէ. Với những gì tôi biết có lẽ phải công nhận rằng hệ thống y tết Ấn Độ lúc này đã chính thức vỡ nát trước cv. Tôi và tất cả các bạn bè mình lúc này chỉ còn nhắn nhủ và cầu nguyện cho nhau là ĐỪNG MẮC BẤT KỲ BỆNH NÀO KHÁC ĐẾN MỨC PHẢI VÀO BỆNH VIỆN chưa đừng nói đến cv. Vì một khi như vậy khả năng nhiễm bệnh là rất cao, và khủng khiếp nhất lúc này là số lượng bác sỹ và nhân viên y tế nhiễm bệnh quá lớn.Nhiều nơi không còn đủ người để thực hiện các dịch vụ y tế cơ bản khác. Bạn tôi, một bác sỹ đang làm việc tại bệnh viện lớn nhất Mumbai nói rằng khác với các nước có dịch nghiêm trọng khác, dù dịch nặng nhưng họ vẫn bảo vệ khá tốt được lực lượng nhân viên y tế, đây là điều tiên quyết để vượt qua đại dịch. Nhưng tại Ấn Độ lúc này điều này là không thể. Quá nhiều bác sỹ và nhân viên y tế nhiễm bệnh, khung cảnh tại các bệnh viên lúc này là rất khủng khiếp. Ngay cả những bệnh nhân mắc các bệnh khác cũng khó được điều trị như bình thường. Việc thực hiện các biện pháp phòng tránh tại bệnh viện có lẽ đang bị thả nổi và bệnh viện lúc này lại là ổ dịch lớn. Mặc dầu là nước có nền CNTT phát triển nhưng việc làm việc tại nhà hầu như hạn chế, nó chỉ diễn ra tại các cty trong ngành này hoặc các DN nước ngoài. Giải pháp này không có tác dụng gì vì lực lượng lao động phổ thông tại Ấn Độ quá lớn, họ hằng ngày có mặt ở khắp nơi, và là nguyên nhân gieo rắc dịch bệnh khi phải ra ngoài mưu sinh. Truyền hình đã đưa tin một khu chợ ở New Deli phải đóng cửa vì gần như toàn bộ người kinh doanh đã mắc bệnh. Hoặc nhiều trường học đã đóng cửa vì hầu hết giáo viên mắc bệnh. Toàn bộ chúng tôi lúc này chỉ biết cầu nguyện cho Ấn Độ. Vì hơn ai hết chúng tôi phải thừa nhận mọi việc đã vượt quá tầm kiểm soát và bị thả nổi. Tiêm chủng đã là điều xa xỉ và hầu như không có khả năng tiếp cận dịch vụ. Thậm chí người dân Ấn Độ lúc này cũng không còn tin tiêm chủng có giúp gì cho chúng tôi hay không. Tôi đã phải lập một group chung trên whatsapp cho tất cả gia đình lớn nội ngoại hai bên để cứ mỗi vài tiếng trôi qua cập nhật có ai trong gia đình có triệu chứng gì hay không và bảo nhau cẩn thận. Tôi nhớ như in cảnh yên bình khi sống tại Việt Nam suốt năm 2020, dù cv khi đó on – off vài nơi nhưng chính quyền đã làm việc tuyệt vời để bảo vệ người dân. Được ra ngoài làm việc, mua sắm thức ăn, bệnh được khám và chữa trị là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất lúc này mà các bạn nên trân trọng. Sống 3 năm tại VN, tôi nhớ các bạn sắp đón chào kỳ nghỉ lớn trong năm (bạn tôi muốn đề cập đến 30.4 và 1.5), tôi thường thấy những bãi biển đông nghẹt, những khu vui chơi kẹt cứng. Hãy cẩn thận Việt Nam. Hãy phòng tránh để đừng bao giờ phải trải qua những cảnh khủng khiếp như đất nước tôi”…
Theo : Phan Quốc Thiều