“Nếu không có các bác sĩ mổ, không có các mạnh thường quân tài trợ chi phí ghép thận thì con trai tôi giờ có lẽ đã không còn…”, mẹ bệnh nhi rưng rưng nói khi sức khỏe con trai đã ổn định kể từ ngày nhận quả thận của cha.
Ngày 7/4, đại diện Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết vừa qua, nơi đây đã thực hiện thành công ca ghép thận thứ 19, cứu мạиɢ một bé trai mới 9 tuổi.
Bệnh nhi là bé T.V.M. (9 tuổi), người dân tộc Chăm tại Bình Thuận. Cách đây hơn 1 năm, người mẹ thấy bé hay than mệt khi leo dốc, xanh xao, ăn uống kém, khó ngủ về đêm nên đưa đi BV thăm khám.
Kết quả chẩn đoán của bác sĩ khiến cha mẹ bàng hoàng khi con trai được xác định đã bị suy thận mạn tính.
Kể từ tháng 6/2020 bệnh nhi được mổ đặt catheter thẩm ρнâи phúc mạc và bắt đầu vô dịch thẩm ρнâи. Ngày nào cũng thực hiện 4-5 lần qua tay gây nguy cơ nhiễm trùng dịch lọc Catherter lạc chỗ, xơ hóa màng bụng trong. Tình trạng này kéo dài tính мạиɢ bé sẽ bị đe dọa.
Thấy con chịu nhiều đau đớn và иɢυу кị¢н, người cha tên T.M.T. (37 tuổi) quyết tâm cho con 1 quả thận. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy sự tương thích về các chỉ số thận giữa người cho – người nhận.
Từ tháng 1-3/2021, bệnh án của 2 cha con anh T. được trình ra hội đồng hội chẩn ghép thận của BV Nhi đồng 2, BV Chợ Rẫy nhiều lần.
Cuối cùng, vào ngày 23/3/2021, ekip gồm PGS Thái Minh Sâm cùng các bác sĩ Ngoại Niệu BV Chợ Rẫy và BV Nhi Đồng 2 phối hợp tiến hành phẫu thuật ghép thận cho bé M.
Quá trình mổ đúng như dự đoán từ trước của các bác sĩ, tĩnh mạch chậu ngoài của bé bị teo hẹp. Ekip mổ khéo léo di chuyển miếng nối tĩnh mạch lên tĩnh mạch chậu bụng và đã thành công trong phẫu thuật nối ghép.
Hậu phẫu, sức khỏe bé trai dần ổn định, các chỉ số trở về bình thường, hiện đang theo dõi quá trình thải ghép. Trong khi đó người cho là cha ruột bé M. đã xuất viện trở về nhà.
TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc BV Nhi đồng 2 cho biết, bé M. không phải là ca nhỏ tuổi nhất từng ghép thận nhưng có nhiều điểm đặc biệt.
Đây là trường hợp có sự chênh lệch rất lớn giữa thận người cho và người nhận. Do đó việc lựa chọn mạch máu rất lớn để tưới máu tốt là điều được các bác sĩ chú ý rất kỹ.
Kỹ thuật ghép thận cho bé M. cũng có sự tiến bộ khi chỉ thực hiện trong 4-5 tiếng đồng hồ thay vì 8-10 tiếng như các ca ghép trước đây. Ngoài ra ở trường hợp vừa qua, từ lúc chẩn đoán, đánh giá, tìm thận và lên lịch ghép chỉ trong chưa đầy 1 năm.
Sau 6 tháng ghép thận, bé có thể đi học lại bình thường nhưng phải theo dõi vấn đề thải ghép.
Bác sĩ Lê Thị Minh Hồng, Phó Giám đốc BV Nhi đồng 2 cho biết thêm, ca ghép thận thứ 19 đánh dấu bước đầu BV Nhi đồng 2 sẽ tiến lên trong công tác tự chủ ghép thận nói riêng và ghép tạng nói chung.
Muốn vậy cần có sự giúp đỡ của cộng đồng trong công tác từ thiện, vì hầu hết bệnh nhân suy thận mạn trẻ em đều có hoàn cảnh khó khăn mà kinh phí ghép thận bảo hiểm không chi trả hết.
Ở ca bệnh của bé M., chi phí ghép của bệnh nhi đã được đài thọ toàn bộ.
Danh sách các mạnh thường quân đóng góp cũng được BV công khai rõ ràng, minh bạch.
“Nếu không có các bác sĩ mổ, không có các mạnh thường quân tài trợ chi phí ghép thận thì con trai tôi giờ có lẽ đã không còn. Tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn rất rất nhiều…” – mẹ bệnh nhi rưng rưng nói lời cảm kích với những người vừa cứu sống con mình.