Vạn Điều Hay

Tóm tắt ngắn gọn 12 việc F0 cần làm khi tự cách ly: Vừa hạn chế vi rút lây lan vừa mau khỏe

Chia sẻ

Bây giờ chủ yếu F0 điều trị tại nhà, đồng nghĩa với việc sẽ sống cùng với những người thân chưa bị nhiễm virus. Ngoài việc các F1 sống cùng nhà với F0 phải thận trọng để tránh lây nhiễm ra thì các F0 cũng cần phải cẩn thận để bản thân không làm cả nhà bị lây nhiễm.

Theo thông tin mình đọc được trên báo Lao Động thì F0 điều trị tại nhà nên làm một số điều cần thiết để tránh lây nhiễm cho gia đình và rút ngắn thời gian điều trị của bản thân. Cụ thể đó là những việc nên làm nào thì mọi người tham khảo nội dung mình chia sẻ lại bên dưới nha!

Cả F0 và F1 đều cần phải rửa tay khử khuẩn thường xuyên. Ảnh minh họa, nguồn: TL

Thứ nhất, F0 cần ở phòng ngủ có phòng vệ sinh riêng, không di chuyển ra khỏi phòng trong suốt thời gian cách ly

Thứ hai, F0 cần tự vệ sinh bề mặt môi trường ít nhất 1 lần mỗi ngày theo quy trình như sau: Làm sạch tường, bề mặt; sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn; sau đó lau lại bằng nước sạch.

Thứ ba, luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác.

Thứ 4, không ăn uống cùng với người khác.

Thứ 5, F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là nên dùng dụng cụ dùng một lần (Hoặc nếu dùng đồ bình thường thì nên tự rửa sạch sẽ bằng nước nóng, nước rửa bát sau khi ăn và để riêng cho đến khi hết cách ly ở trong phòng nhé)

Thứ 6, Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc cần mang gang tay khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa cho F0.

Thứ 7, Luôn mở cửa sổ, thông gió (ra bên ngoài trời chứ không phải thông với các phòng khác trong gia đình) khi có thể, nhằm cho không khí luôn được thay đổi.

Thứ 8, Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác.

Thứ 9, F0 nên đeo khẩu trang, thay khẩu trang 1 ngày 2 lần, không khạc nhổ trong không gian chung.

Thứ 10, Che miệng mũi bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi và vứt tờ giấy đó vào thùng rác thải riêng có nắng đậy.

Thứ 11, F0 không nên tiếp xúc với vật nuôi, cũng không nên để vật nuôi của gia đình tiếp xúc với người và vật nuôi của các gia đình khác.

Thứ 12, Không lạm dụng thuốc. Có triệu chứng nào thì chữa theo triệu chứng đó, xúc họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên, rửa tay thường xuyên, sốt >38,5 độ thì uống thuốc hạ sốt, tăng đề kháng bằng thực phẩm (rau củ quả, ăn đủ dinh dưỡng mỗi bữa, uống nước cam, nước dừa,…). Không nằm ỳ trên giường, thức dậy tập thể dục, vận động, ăn đủ bữa, tập thở và giải trí bằng cách trò chuyện qua điện thoại với mọi người hoặc xem các chương trình vui nhộn. Có thể xông hơi theo 2 cách BYT đã hướng dẫn, tuyệt đối không xông toàn thân hoặc lạm dụng xông quá nhiều.

F0 cần tự vệ sinh bề mặt môi trường ít nhất 1 lần mỗi ngày. Ảnh minh họa, nguồn: TL

3. Để phòng tránh lây nhiễm, các thành viên trong gia đình cần làm những việc như sau:

– Cách ly người nhiễm khỏi những người khác.

– Vệ sinh tay thường xuyên.

– Đeo khẩu trang, sử dụng gang tay đúng cách.

– Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm.

– Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ.

– Xử lý đồ vải và vật dụng đúng quy định.

– Quản lý chất thải và dịch tiết đúng cách.

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hữu ích nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết. Dù là F0 hay F1 nhưng nếu sống chung nhà thì cần làm đúng những việc nêu trên để tránh lây  nhiễm virus cho nhau nha mọi người, đặc biệt gia đình có người già và trẻ nhỏ thì càng cần lưu ý trong việc phòng chống lây nhiễm.

Những F0 nào được cách ly điều trị tại nhà?

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin về việc những F0 nào được phép điều trị cách ly tại nhà nha

Thứ 1: Là người nhiễm cô vít

– Người đuộc khẳng định nhiễm virus cô vít bằng xét nghiệm realtime RT-PC.

– Phát hiện dương tính qua test nhanh kháng nguyên không có triệu chứng lâm sàng.

– Có các triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

Thứ 2: Người không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy

Thứ 3: Người không có nhịp thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Thứ 4: Nhịp thở < 20 lần/phút, SPO2 > 96% khi thở khí trời.

Thứ 5: Không có sẵn các vấn đề về sức khỏe hoặc người có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Thứ 6: Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh

Thứ 7: Người có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe.

Nguồn tổng hợp