Bài viết của bác sỹ Trần Văn Phúc lay động hàng triệu trái tim người dân Việt Nam

Chia sẻ

Số lượng ca nhiễm mỗi ngày tăng như leo núi, có nên phong toả, hay ít nhất là giãn cách xã hội cả Thủ đô hay không? Theo tôi chìa khoá là chống dịch trong nhà, không nên giãn cách xã hội.

Vâng, Covid đang lây lan với tốc độ báo động, dữ liệu cho thấy số ca nhiễm mỗi ngày tăng như leo núi, F1 và F2 nhiều đến nỗi đếm không xuể, tất cả những đỉnh của đợt dịch trước đều bị xoá mờ.

Hôm qua, với tôi cũng như tất cả y bác sĩ, là một ngày rất buồn!

Một ngày không chỉ có nước mắt, mà có cả máu của đồng nghiệp chúng tôi đã đổ xuống, hàng loạt tuyến phòng thủ y tế bị Covid chọc thủng.

Bv Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Bv K Trung ương cả 3 cơ sở.

Bv Đa khoa Phúc Yên.

Bv Phổi Lạng Sơn.

Bv Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Bv Quân y 105 Sơn Tây.

Bv Phong Da liễu TƯ Quỳnh Lập (Nghệ An).…

Tổng số 7 bệnh viện bị cách li tuyệt đối!

Vào trưa ngày 7 tháng 5, tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu, một nữ nhân viên y tế 35 tuổi sau khi tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca, đã bị ʂốç քհảղ ѵệ ѵà էử ѵօղℊ.

Trong đại dịch, y tế là tuyến đầu, mỗi y bác sĩ chúng tôi là một người chiến sĩ xung trận, SARS-CoV-2 là kẻ thủ đang giam giữ cả nhân loại, chúng tôi phải tồn tại để chiến đấu với virus và giành lấy chiến thắng.

Vaccine như một tấm khiên vững chắc. Bệnh viện của tôi triển khai tiêm vaccine từ ngày 26 tháng Tư, những mũi đầu tiên dành cho ban giám đốc, tiếp theo là khối phòng ban kế cận, rồi đến trưởng phó khoa, tiếp tục các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên hành chính là những người được thực hiện mũi tiêm cuối cùng.

Thứ tự sắp xếp như vậy bởi vaccine chứa đựng những rủi ro. Trong ngày 26 tháng Tư, đồng nghiệp chúng tôi chào nhau bằng câu hỏi “đã tiêm chưa”. Ngày hôm sau khoa của tôi có người phải nghỉ làm. Gặp nhau lại bằng câu chào “có sốt không, đau người không”, mọi người dù mệt mỏi, sốt nhẹ, hay đau nhức khắp cơ thể vẫn cố gắng đến viện phục vụ bệnh nhân. Buổi sáng hôm qua, khi báo chí đồng loạt đăng tin Bệnh viện K bị cách li y tế tuyệt đối, tôi đi một vòng qua khu phân luồng khám và khu khám riêng biệt dành cho bệnh nhân ho sốt, tôi thấy những nhân viên đeo khẩu trang chuyên dụng, mũ, kính bảo hộ, ủng bảo hộ; khuôn mặt ai cũng bị lớp sương mù xoá mờ. Mọi người chỉ có thể phân biệt nhau qua giọng nói. Tôi nhớ lần đầu tiên mặc bộ quần áo bảo hộ, vì “mới vào nghề”, để mặc được trang phục chỉnh tề phải mất đến 15 phút, mồ hôi nhễ nhại, tôi cảm giác hơi giống một người lính áo trắng.

Buổi trưa đi ăn, ngồi cạnh một đồng nghiệp hơi sốt nhẹ do phản ứng tiêm vaccine, tôi nửa đùa nửa thật nói: “Bạn sẽ không bị Covid!”

Buổi chiều, bệnh viện gửi danh sách dài những người phải đến phòng biệt lập xét nghiệm gấp vì có yếu tố tiếp xúc với Bệnh viện K, những người đó phải chuẩn bị sẵn sàng đi cách li ngay lập tức sau khi có kết quả xét nghiệm. Một nhân viên gọi điện về nhà, dặn vợ cố gắng đón con sớm, thứ 7 gửi con sang ông bà ngoại trước khi đi trực.Sức khoẻ liên quan đến tính mạng!

Trong đại dịch, vaccine là thứ vũ khí quan trọng nhất để chiến đấu với virus, bảo vệ sức khoẻ của người dân. Ý thức được điều đó, nhân viên y tế đã chấp nhận rủi ro có thể xảy ra, xung phong tiêm những mũi đầu tiên. Nhưng thật không may, điều chúng tôi lo sợ nhất đã xảy ra, một nữ đồng nghiệp vừa ngã xuống, ngã xuống không phải vì Covid tấภ ςôภg, mà vì mũi tiêm gương mẫu đầu tiên.

Thêm một tin buồn nữa: 2 nữ điều dưỡng Bệnh viện Nhiệt đới vừa nhiễm Covid!Đó đây trong xã hội, có những lời chê trách đồng nghiệp chúng tôi cẩu thả để bị nhiễm bệnh, để Covid lây nhiễm cho bệnh nhân, những bệnh viện hàng đầu bị Covid chọc thủng gây ra bao hệ luỵ, có thể xảy ra những thảm hoạ. Nhân viên y tế chúng tôi không một ai nửa lời chê trách đồng nghiệp. Bởi vì, chúng tôi hiểu rằng làm ngành y, không ai có thể nói trước ngày mai điều gì xảy ra với mình, chẳng ai biết mình sẽ chắc chắn vượt qua được tai hoạ; đôi khi sinh nghề tử nghiệp. Trong đại dịch, ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này, y bác sĩ cũng phải ngã xuống, hàng trăm nhân viên y tế đã hi sinh ngoài trận tuyến chống Covid. Bác sĩ Vivek Rai được ca ngợi là người hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, cứu sống rất nhiều bệnh nhân Covid nguy kịch, nhưng khi phải chứng kiến quá nhiều ca bệnh tử vong ở Ấn Độ, người bác sĩ ấy đã không chịu nổi những nỗi đau, anh đã phải chọn cách tự kết thúc cuộc đời mình.

Giáo sư Rajendra Kapila, chuyên gia Covid đặc biệt của Mỹ đã tình nguyện xông thẳng vào tâm dịch Ấn Độ, nhưng cuối cùng kẻ thù Covid đã nhận ra ông và tổ chức tấภ ςôภg, ngày 3 tháng 5 Giáo sư Kapila đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 83.

Rất nhiều đồng nghiệp trên thế giới đã bị virus bắn hạ. Chúng tôi bị thương, đồng nghiệp đã có người gục ngã xuống, nhưng tất cả chúng tôi sẽ nắm tay nhau đứng dậy, bước tiếp cuộc trường chinh để làm nên chiến thắng thần kì như chúng tôi đã từng chiến thắng, để bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn cho tất cả người dân.

Trong khi phải nhận rất nhiều tin buồn dồn dập, cuối ngày hôm qua, tôi vẫn nhìn thấy nụ cười của một bệnh nhân mấy tháng trước tôi khám phát hiện ung thư đại tràng giai đoạn sớm, đã mổ triệt để và sức khoẻ hoàn toàn bình phục. Bệnh nhân đặt vào tay tôi 200 ngàn để tôi ăn phở mỗi buổi sáng. Tôi nhận 200 ngàn ấy với lòng biết ơn. Và tôi cũng xin gửi lại bệnh nhân 200 ngàn, số tiền bé nhỏ nhưng là tình cảm, để góp thêm tiền giúp bệnh nhân mua thuốc. Trở về nhà trong tâm trạng buồn chán, nhưng nụ cười cuối ngày của người bệnh đã giúp tôi vơi bớt nỗi buồn, để tôi cảm thấy dù khó khăn đến đâu, thì những nỗi vất vả cùng sự cố gắng của tôi và các đồng nghiệp, rồi sẽ được đền đáp xứng đáng.

Chúng tôi sẽ tiến về phía trước và giành chiến thắng!

CHỐNG DỊCH LÂY NHIỄM TRONG NHÀ

Theo tôi, đó là chìa khoá quan trong nhất, giúp chúng ta chiến thắng Covid trong cuộc chiến khốc liệt này.Quả bom nhiệt hạch Ấn Độ vừa phát nổ, Việt Nam có be bờ chắc chắn đến thế nào chăng nữa cũng không tránh khỏi những cơn sóng thần Covid dữ dội tràn vào đất nước.

Chuỗi lây nhiễm chủng đột biến B.1.617 của Ấn Độ xuất phát từ khu các li tập trung ở Yên Bái, qua nhóm chuyên gia Trung Quốc tấภ ςôภg Hà Nội và lan đi khắp các tỉnh thành.

Chuỗi lây nhiễm chủng đột biến B.1.1.7 của Anh xuất phát từ Hà Nam, tấภ ςôภg Hà Nội và lan ra hàng loạt tỉnh thành.

Chuỗi lây nhiễm Bệnh viện Nhiệt đới TƯ cơ sở 2, vô cùng phức tạp, bệnh viện được ví như cơ quan đầu não chống Covid của cả nước bị sụp đổ.

Chuỗi lây nhiễm Bệnh viện K TƯ dự đoán phức tạp hơn nhiều.Covid tổ chức nhiều mũi giáp công, đánh trực diện vào thủ đô Hà Nội, bùng phát dữ dội ở các tỉnh thành, số lượng ca nhiễm mỗi ngày tăng như leo núi; 7 cơ sở y tế đã bị phong toả tuyệt đối, Bệnh viện Nhiệt đới TƯ2 không thể tiếp tục nhận bệnh nhân Covid điều trị.Dịch bệnh tấภ ςôภg đúng kì nghỉ lễ 4 ngày, các bãi tắm biển người ken kín, tràn ngập người ở các khu du lịch, công viên và các khu vui chơi ngoài trời quá đông; làm dấy lên mối lo ngại viễn cảnh mang tên “thảm hoạ sông Hằng”. Tôi đã viết 2 bài, phân tích rất kĩ virus SARS-CoV-2 khả năng lây nhiễm ngoài trời rất thấp, những bãi biển và khu du lịch thông thoáng, công viên hay quảng trường vui chơi giải trí, đều là những nơi tương đối an toàn.Bài viết của tôi nhận được không ít lời chỉ trích.Tôi đã đặt ra vấn đề virus có lây nhiễm ngoài trời hay không cả năm nay, dành thời gian quan sát, theo dõi và tìm hiểu. Ngay từ tết Nguyên Đán năm ngoái, cho đến năm nay, rồi cả những ngày lễ, tôi đi các nơi cần đến để tìm hiểu, quan sát và phân tích.

Đến thời điểm này tôi chưa thấy bãi biển nào dịch bùng phát, chưa thấy ổ dịch nào lây từ công viên, chưa thấy quảng trường hay nơi công cộng vui chơi giải trí ngoài trời nào bị Covid tấภ ςôภg thành chùm ca bệnh.Tôi cũng không thấy điều đó xảy ra trên thế giới. Đọc các nghiên cứu khoa học, các bài phân tích trích dẫn ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu về lâm sàng, truyền nhiễm, dịch tễ học, hay virus học; tôi đều thấy càng ngày cộng đồng quốc tế cảng công nhận Covid rất khó để lây nhiễm ngoài trời.

Tất nhiên thảm hoạ sông Hằng là ngoại lệ.Bởi ở đó có hàng chục triệu người tập trung, trên một dòng sông quá nhỏ, trên những đường phố người người chen vai thích cánh, trong những nhà thờ, trong những hàng quán chật chội, đặc biệt là thời gian kéo dài liên tục không ngừng nghỉ cả tháng trời suốt ngày đêm.Tỉ lệ mắc bệnh ở Ấn Độ lại cao nhất thế giới.Đó là lí do mà hơn năm trước, tôi đã dự đoán Ấn Độ là quả bom nhiệt hạch hẹn giờ, đe doạ sự sống còn của cả nhân loại, mà Việt Nam sẽ là quốc gia trong nhóm ảnh hưởng nặng nề nhất.Suốt một năm tìm hiểu và theo dõi, tôi chỉ thấy virus tấภ ςôภg trong nhà, tạo nên các ổ dịch và những chuỗi lây nhiễm dữ dội; cả Việt Nam và thế giới đều tuân theo quy luật này.Làn sóng dịch này có thể là một bằng chứng.Đến thời điểm hiện tại, các ổ dịch vẫn chỉ bùng phát trong khu cách li, quán karaoke, quán bar, nhà hàng khách sạn, bữa liên hoan tụ tập trong nhà, trên máy bay, trong các bệnh viện. Ngược lại, dù quá sớm để đưa ra nhận định, nhưng các bãi tắm đông người hay các công viên giải trí là nơi dư luận hoảng sợ, thì vẫn chưa thấy bùng phát ổ dịch nào.Tôi cho rằng chìa khoá quan trọng nhất là chống dịch lây nhiễm trong nhà!Thuật ngữ “chống dịch trong nhà” có tính ước lệ, hiểu rộng ra, đó là những nơi có không gian kín, ít hoặc không lưu thông gió, chật hẹp, nhiệt độ lạnh và khô thuận lợi với đặc tính virus, mật độ người quá đông; phải kiểm soát thật chặt để cắt đường lây nhiễm từ những nơi này.Sau đây là một số đề xuất của tôi với tính chất tham khảo!

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NHÀ PHẢI DỪNG

– Karaoke, bar, vũ trường.

– Phòng tập thể hình, võ thuật, yoga, khiêu vũ.

– Phòng massage.

– Rạp chiếu phim, rạp hát, sân khấu trong nhà.

– Dừng các hội nghị đông người trong nhà.

– Dừng các hội chợ trong nhà.

DỪNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ NGUY CƠ

– Dừng các hoạt động thờ cúng đền chùa, lễ hội truyền thống.

– Dừng không tổ chức ăn uống tụ tập đông người tất cả các đám cưới, đám hỏi, đám giỗ. Nếu tổ chức chỉ được phép tổ chức có giới hạn, ví dụ dưới 50 người, bắt buộc phải ở không gian ngoài trời, thoáng gió, giữ khoảng cách ngồi tối thiểu 1,5 mét.

– Đám ma khuyến khích hạn chế người đến phúng viếng trực tiếp, khi phúng viếng phải giữ khoảng cách trên 2 mét, dòng người di chuyển một chiều, không được lưu lại ở khu vực tổ chức phúng viếng, không tổ chức ăn uống.

– Dừng các liên hoan tiệc tùng tổ chức trong nhà, tổ chức ngoài trời thoáng gió được phép nhưng không được quá 20 người và phải giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét.

CÁC DỊCH VỤ ĂN UỐNG

– Nhóm nguy cơ lây nhiễm thấp: Gồm có dịch vụ ăn uống vỉa hè, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè. Khả năng lây nhiễm rất thấp nếu bát đũa vệ sinh sạch sẽ (ví dụ ngâm nước sôi 100ᵒC sau khi rửa sạch), không dùng chung dụng cụ uống, đảm bảo ngồi giữ khoảng cách 1,5 mét. Nhóm này cho phép mở kinh doanh.

– Nhóm nguy lây nhiễm cao: Gồm có dịch vụ ăn uống trong nhà, cà phê trong nhà, nhưng giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét, giới hạn số người trong một không gian cụ thể do chính quyền cấp phép cho mỗi cơ sở khi đăng kí. Nhóm này cho phép mở có giới hạn, ví dụ thời gian đóng cửa trước 21 giờ tối. Phải tuân thủ quy trình kiểm soát dịch bệnh do cơ quan chức năng ban hành, nếu vi phạm sẽ tước giấy phép, xử phạt thật nặng.- Nhóm nguy cơ lây nhiễm rất cao: Gồm các dịch vụ ăn uống trong nhà, cà phê trong nhà, nhưng không tuân thủ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét và không giới hạn số người. Nhóm này sẽ là những vi phạm quy định, bị tước giấy phép, không được hoạt động.

CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

– Trong công viên: Nguy cơ lây nhiễm thấp, nên được phép đi bộ, chạy, chơi bóng ma, chơi cầu lông, đá cầu, tập thể dục mà không cần đeo khẩu trang. Ngồi nghỉ ngơi bắt buộc phải đeo khẩu trang. Có nhân viên công vụ nhắc nhở giữ khoảng cách 1,5 mét, nhắc nhở các đám đông trên 5 người giải tán, nhắc nhở người nghỉ ngơi phải đeo khẩu trang, giới hạn số người vào công viên nếu số lượng tăng quá đông.

– Quảng trường, khu vui chơi giải trí ngoài trời, công viên giải trí ngoài trời cũng tương tự.

– Được phép đi bộ, chạy bộ trên đường phố, nếu đi bộ ở nơi mật độ dưới 1,5 mét thì bắt buộc phải đeo khẩu trang.

– Được phép tổ chức các sự kiện ngoài trời như biểu diễn nghệ thuật, trò chơi, triển lãm; nhưng ban tổ chức phải đảm bảo giãn cách 1,5 mét và đeo khẩu trang.

– Được phép tổ chức hội chợ ngoài trời nhưng phải đảm bảo giãn cách 1,5 mét và đeo khẩu trang.

BÃI TẮM BIỂN HOẶC HỒ NƯỚC RỘNG

– Tuân thủ giữ khoảng cách với nhóm người lạ, tối thiểu 1,5 mét cả dưới nước và trên bãi cát.

– Nghỉ ngơi hay đi dạo trên bờ đeo khẩu trang khi mật độ không chắc chắn đảm bảo tối thiểu khoảng cách 1,5 mét.

– Hạn chế dùng nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm tráng.- Có nhân viên công vụ nhắc nhở giữ khoảng cách, nhắc nhở đeo khẩu trang khi cần, nhắc nhở sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

– Được phép vận chuyển xe ôm nhưng phải đeo khẩu trang.

– Taxi chỉ được phép chở 1 người với xe 4 chỗ, 2 người với xe 7 chỗ, ngồi ghế sau và đeo khẩu trang, khuyến khích mở cửa bên.

– Xe buýt: phải tuân thủ quy trình chống lây nhiễm Covid do cơ quan chức năng ban hành, bao gồm ngồi giãn cách 2 mét, đeo khẩu trang, không nói chuyện trên xe buýt, không gọi điện thoại hay nghe điện thoại.

– Máy bay: Phải có thời gian không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ lây nhiễm trong vòng 14 ngày (qua tờ khai y tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật với lời khai), có xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng nguyên 3 lần trong vòng 72 giờ âm tính, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, khử trùng tay, không nói chuyện.

DỪNG CÁC CƠ QUAN CÔNG SỞ

Bao gồm bệnh viện, trường học, cơ quan hành chính sự nghiệp, trụ sở… phải tuân thủ quy trình phòng chống lây nhiễm Covid do cơ quan chức năng ban hành.

CÓ NÊN GIÃN CÁCH XÃ HỘI KHÔNG?

Giãn cách xã hội là phương pháp kinh điển để phòng chống dịch bệnh, mà ngay khi đại dịch Covid xảy ra, tôi đã viết một loạt bài phân tích về hiệu quả của phương pháp này. Tuy nhiên, hiệu quả của giãn cách xã hội còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như thời điểm giãn cách, số lượng ca lây nhiễm và mức độ lây nhiễm trong cộng đồng, đặc điểm văn hoá và lối sống của dân cư.

Tôi quan sát thấy đợt bùng phát dịch đầu tiên vào tháng 4 năm ngoái, khi cả thế giới chưa hiểu biết gì nhiều về virus, thì Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội cả nước, thu được thắng lợi to lớn. Làn sóng dịch thứ hai cũng vậy, Đà Nẵng giãn cách xã hội toàn thành phố, cùng với xét nghiệm gộp thần tốc để phát hiện ca nhiễm, truy vết, khoanh vùng dập dịch, dân nghiêm chỉnh chấp hành tuyệt đối, lại là thành phố biển không quá lớn, vì thế mà Đà Nẵng dập dịch thành công. Nhưng đến làn sóng dịch thứ ba, xảy ra ở Hải Dương, dù thực hiện cách li và giãn cách xã hội ngay lập tức trên toàn tỉnh, nhưng dịch vẫn dai dẳng kéo dài đến hơn hai tháng; tôi đã có chuỗi bài phân tích nguyên nhân rất kĩ, bao gồm thói quen tập tục của người dân, cho đến vị trí địa lí. Trên thế giới, Trung Quốc là nước đầu tiên thực hiện phong toả hoàn toàn hầu hết các thành phố lớn của họ, bao gồm cả tâm chấn Vũ Hán, cuối cùng dập tắt dịch.

Ấn Độ cũng là quốc gia phong toả nghiêm ngặt nhất, nghiêm ngặt đến nỗi cảnh sát cầm gậy đánh bất cứ người dân nào ra đường, vậy mà suốt từ đầu tháng 3 cho đến tận cuối năm 2020 dịch mới tạm được khống chế. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do vùng địa lí quá rộng, mật độ dân số quá đông, đa sắc tộc, đa văn hoá và đa tôn giáo, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo quá lớn với số người bần cùng quá nhiều, dân trí lớp dưới quá thấp; nên có thể coi khống chế dịch của Ấn Độ để lại những hậu quả rất nặng nề.Tôi cho rằng giãn cách xã hội trong nhiều hoàn cảnh không phải là giải pháp tối ưu, thậm chí ngược lại, cái giá phải trả quá đắt để đạt đến con số R0 dưới 1, dập hoàn toàn dịch thì càng đắt hơn nữa. Nhận định của tôi cũng có cơ sở phù hợp với các nghiên cứu. Tôi lấy ví dụ nghiên cứu của Xiaoqi Zhang và cộng sự, thực hiện khá công phu, đưa ra kết luận rằng phong toả có thể không phải là chiến lược tối ưu ngăn chặn sự bùng phát của COVID-19, ngoại trừ giai đoạn đầu, có những giải pháp thay thế ít tác động tiêu cực hơn đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp thay thế đòi hỏi một hệ thống phòng ngừa được thiết kế tinh tế, có thể thừa nhận sự khác biệt giữa các khu vực và sự điều chỉnh thời gian trong các biện pháp ngăn chặn theo các tình huống cụ thể cho các khu vực khác nhau và các khoảng thời gian khác nhau. Nội dung nghiên cứu có ý nghĩa chỉ đạo và thực tiễn nhất định đối với việc bình thường hóa công tác phòng chống dịch bệnh, khôi phục sản xuất và các hoạt động kinh tế sau khi bị đóng cửa, và thiết kế chiến lược ngăn chặn của các quốc gia khác trong tình hình dịch bệnh tương tự.

Hà Nội nói riêng và cả Việt Nam nói chung, hiện đã khống chế xuất sắc 2 chuỗi lây nhiễm từ Yên Bái và Hà Nam, xuất sắc ngoài sức tưởng tượng của tôi. Chuỗi lây nhiễm từ Bệnh viện Nhiệt đới TƯ, bước đầu đã khống chế rất tốt, đang truy vết tận cùng để phát hiện ca lây nhiễm, khoanh vùng và dập dịch. Chuỗi lây nhiễm Bệnh viện K Trung ương, dự báo khả năng rất phức tạp, nhưng đều có dấu vết để truy tìm, dù khó khăn vất vả những vẫn trong tầm kiểm soát.

Đã một năm trôi qua, loài người với hàng vạn công trình nghiên cứu khoa học, có nhiều hiểu biết về Covid, đó là lí do để các quốc gia không chọn giải pháp phong toả hay giãn cách trên diện rộng, thay vào đó là phân tích các yếu tố nguy cơ và đánh trực diện vào các yếu tố đó, cắt đứt nguồn lây nhiễm để dập tắt dịch hiệu quả, duy trì các hoạt động xã hội trong trạng thái bình thường mới để tránh đổ vỡ.

Đã đến lúc Việt Nam chọn cách chống dịch như vậy.Phong toả, hay giãn cách xã hội, theo tôi chỉ làm trong một phạm vi rất hẹp, đó là một bệnh viện, một ngõ phố nhỏ, hay vài tầng của toà nhà chung cư, một xóm cùng lắm là một thôn; không nên thực hiện trên diện rộng.Trên đây chỉ là ý kiến của một bác sĩ Xquang hạng 3, hoàn toàn không phải chuyên gia, nên bài viết chỉ có tính chất tham khảo, đọc cho vui.

Xin lỗi bạn đọc vì bài viết quá dài!

Bài viết trên FB cá nhân của BS. Trần Văn Phúc

Có thể bạn quan tâm