Chuyện các nữ y bác sĩ tuyến đầu 2 năm đón 8/3 tại BV Dã ¢нιếи Củ Chi: Chỉ mong nơi này bị giải thể, ngày đó sẽ là ngày vui nhất!
Ngày mùng 6 Tết, chị Thắm bắt đầu đến BV Dã ¢нιếи Củ Chi để hỗ trợ công tác chống dịch Covid-19. Dù rất nhớ nhà, tạm xa đứa con gái chưa đầy 3 tuổi nhưng chị Thắm tin rằng, sự xung phong của mình là cần thiết, nhất là tại thời điểm đó, TP.HCM xuất hiện nhiều ca dương tính cần được chữa trị.
“Hôm đầu tiên em đến bệnh viện, nhớ nhà lắm, em nhớ con nhỏ, bé gái có 3 tuổi à. Không khí Tết thì vẫn còn, em chỉ biết sau khi làm việc xong, vội mở điện thoại để gọi Facetime về cho cả nhà…”, chị Phạm Thị Hồng Thắm xúc động khi nhớ lại cái ngày đầu tiên tạm xa gia đình để cùng các y bác sĩ BV quận 2 đến BV Dã ¢нιếи Củ Chi làm nhiệm vụ.
“Em gửi con nhỏ về quê để đi chống dịch”
Chúng tôi gặp chị Phạm Thị Hồng Thắm vào một buổi sáng đầu tháng 3/2021 tại khuôn viên của BV Dã ¢нιếи Củ Chi. So với những ngày trước đó, công việc của các y bác sĩ tại đây đã vơi bớt áp lực khi lần lượt các ca nhiễm Covid-19 tại ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất đã được điều trị thành công, χυấт viện về nhà.
Sau ca họp giao ban, chị Thắm lại bắt đầu công việc quen thuộc của mình, lấy mẫu xét nghiệm, phân loại mẫu, trò chuyện qua điện thoại với bệnh nhân đang cách ly… Sinh ra và lớn lên tại Nam Định, sau khi học xong đại học, chị Thắm vào TP.HCM sinh sống và công tác tại Khoa Ngoại – BV quận 2.
Trước Tết, với sự xuất hiện liên tiếp của những ca nhiễm Covid-19 tại sân bay Tân Sơn Nhất, chị Thắm tình nguyện làm đơn xung phong đến BV Dã ¢нιếи Củ Chi để hỗ trợ cho các đồng nghiệp ở tuyến đầu chống dịch. Vì đứa con nhỏ chỉ mới 3 tuổi, buộc lòng chị Thắm phải gửi con về quê cho ông bà trông giúp.
“Trước Tết, chồng em đưa con bé về quê cho ông bà nội rồi vô lại TP.HCM. Khi em nói sẽ lên BV Dã ¢нιếи Củ Chi, chồng là người đầu tiên ủng hộ em đi, ai cũng mong muốn dịch bệnh sẽ mau hết để quay lại cuộc sống thường ngày. Có điều, em nhớ con lắm”, nói đến đây, chị Thắm bật khóc.
“Mấy ngày đầu ở với nội, con bé gọi điện vô hỏi mẹ đi đâu rồi, em chỉ dám nói với con mẹ đi làm, rồi sẽ nhanh về với con. Lúc trước em hay đi trực, con bé cũng quen nhưng chưa bao giờ xa con lâu như vậy”.
Mặc dù rất nhớ con nhưng với chị Thắm, được góp một phần công sức vào việc chống dịch Covid-19 đã là một điều may mắn. Đặc biệt ở BV Dã ¢нιếи Củ Chi, sự gắn bó, thân thiết của tất cả các y bác sĩ, bệnh nhân cũng phần nào giúp chị vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ con.
Cũng giống như chị Thắm, BS. Trần Thị Phượng đến BV Dã ¢нιếи Củ Chi hôm mùng 6 Tết. Mặc dù đã xác định được công việc bản thân phải làm nhưng ngày đầu tiên với Phượng diễn ra rất “kinh khủng”. Không phải vì công việc nặng nhọc, áp lực hay quá sức với mình, vì Phượng “sợ nắng, sợ côn trùng”.
“Ngày đầu em choáng vì ở đây nắng quá, nhưng giờ thì quen rồi, có điều những chuyện như mỹ phẩm, dưỡng da… cũng còn chút xíu vướng bận. Chị em đều tối giản nhất các bước để thấy thoải mái, phù hợp nhất với công việc mình đang làm”,Phượng cười nói.
Ban đầu xung phong đến BV Dã ¢нιếи Củ Chi, Phượng không dám nói với bố mẹ, nhưng khi gia đình biết chuyện, lời động viên “Con nhớ cẩn thận, bố mẹ luôn ủng hộ con” khiến Phượng xúc động.
“Lúc em đến đây cũng có nhiều người hỏi lý do tại sao lại chọn công việc có thể nguy hiểm này. Em chỉ nghĩ hiện tại em may mắn có sức khỏe, lại không vướng chuyện gia đình thì tại sao không cùng mọi người chống dịch? Đại dịch không có gì vui vẻ, em đi không phải để trải nghiệm, em chỉ mong mình có thể làm gì đó để chung tay cùng với mọi người, vậy là đủ rồi”, Phượng tâm sự.
Xếp lại đống hồ sơ bệnh án của những ca nhiễm Covid-19 đang được điều trị tại bệnh viện, Phượng ước một ngày nào đó, tất cả các ca bệnh sẽ âm tính hết để Phượng về nhà vì “Em nhớ bố mẹ, thèm bữa cơm nhà lắm rồi”.
“Mong BV Dã ¢нιếи ngừng hoạt động, dịch Covid-19 được đẩy lùi”
Hơn một năm kể từ lúc BV Dã ¢нιếи Củ Chi đi vào hoạt động, nữ điều dưỡng Ngô Thị Thanh Thúy dường như quên mất định nghĩa về mặt thời gian. Đối với chị, 24 giờ mỗi ngày là một cuộc ¢нιếи mới xung quanh các ca bệnh, là những giờ “tâm sự”, giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ mang tên Covid-19.
“Chị công tác từ khi mới thành lập bệnh viện đến giờ, lúc đầu lên bệnh viện áp lực và hoang mang lắm. Vì mình bắt đầu từ con số 0 (không giường, không phòng ốc, không trang thiết bị y tế…), lại thêm nỗi sợ lây nhiễm chéo trong nhân viên y tế. Nhưng rồi mọi thứ quen dần, mọi người hỗ trợ lẫn nhau để làm tốt nhất công việc chữa trị cho bệnh nhân Covid-19”, chị Thúy nói.
Nhìn vào danh sách những bệnh nhân hiện còn đang điều trị tại BV Dã ¢нιếи Củ Chi, chị Thúy thở phào nhẹ nhõm khi con số đã giảm đi rất nhiều so với những ngày cận Tết. Là một trong số ít những nhân viên công tác tại bệnh viện từ ngày đầu tiên thành lập, chị Thúy đã quen với những đợt “căng mình” chống dịch. Áp lực, stress là điều không tránh khỏi nhưng điều mà chị Thúy lo nhất chính là việc phải đối mặt với “nỗi buồn” của bệnh nhân.
“Có những trường hợp tái dương tính trở lại, chị không dám mở lời với họ thế nào, nhìn họ buồn mình cũng thất vọng, lúc đó rối bời lắm. Biết là bệnh viện dã ¢нιếи thì không thể đáp ứng hết nhu cầu của người bệnh về đời sống tinh thần, các y bác sĩ chỉ biết cố gắng hết sức để động viên, hỗ trợ hết mức có thể”, chị Thúy chia sẻ.
Điều hạnh phúc nhất là các bệnh nhân sau khi được chữa khỏi bệnh, mọi người đều giữ liên lạc, lâu lâu nhắn tin hỏi thăm, động viên, gửi những món quà nhỏ để động viên các y bác sĩ… Tất cả đều coi nhau như một gia đình, BV Dã ¢нιếи Củ Chi là ngôi nhà thứ 2 của mọi người.
“Nhưng chị muốn ngôi nhà này sẽ bị giải thể, ngừng hoạt động”, nói đoạn, chị Thúy hướng mắt về dãy hành lang, hi vọng.
“Vì khi đó hết dịch rồi, mọi người có thể về nhà, quay lại cuộc sống thường ngày”.
Sẽ có những ngày 8/3 không còn dịch Covid-19!
8/3 năm trước, lần đầu tiên chị Thúy mừng Ngày Quốc tế phụ nữ trong BV Dã ¢нιếи Củ Chi. Tuy không cảm nhận được không khí náo nhiệt bên ngoài vì ở trong khu cách ly, nhưng chính sự ân cần, chu đáo của lãnh đạo bệnh viện, các đồng nghiệp nam khiến mọi người vô cùng xúc động.
“Đó là ngày 8/3 đáng nhớ, ấm cúng nhất của chị từ trước đến giờ. Nếu cho chị ước, mong rằng món quà ý nghĩa trong ngày 8/3 là tất cả bệnh nhân đang điều trị đều âm tính”, chị Thúy cười nói.
Trong khi đó, năm nay là lần đầu tiên chị Thắm mừng 8/3 xa chồng và đứa con gái đầu lòng của chị. Nhưng với chị, đó không phải là điều thiệt thòi vì: “Năm nào cũng có 8/3, không đón năm này thì sang năm sau cũng được. Em nghĩ mình sẽ có những ngày 8/3 không còn dịch Covid-19”, chị Thắm mong mỏi.
Không chỉ đối với chị Thúy, chị Thắm mà có lẽ tất cả các nữ y bác sĩ công tác tại BV Dã ¢нιếи Củ Chi, việc được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng vào ngày 8/3 là một điều đặc biệt. Dẫu cho phải xa gia đình, xa con cái, nhưng chẳng một ai cảm thấy bận lòng. Vì ở bệnh viện chính là gia đình nhỏ thứ 2 mà không phải ai cũng may mắn có được…
“Các chị ở đây rất nhiệt tình với công việc, em đến đây công tác từ tháng 12/2020, mọi người đều hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Em chỉ biết chúc các chị một ngày 8/3 vui vẻ, nhiều hạnh phúc và luôn xinh đẹp”, Hà Hải Minh, y công ngại ngùng khi nói về các nữ y bác sĩ tại BV Dã ¢нιếи Củ Chi.
Thay mặt các “đấng mày râu” tại bệnh viện, BS. Nguyễn Trọng Duy mong rằng các chị em phụ nữ sẽ có được sức khỏe dồi dào, tinh thần lúc nào cũng thật thoải mái để vượt qua đại dịch Covid-19.
“Chị em ở trong này sẽ bị thiệt thòi hơn mọi người khi phải xa gia đình, có người xa chồng, xa con nhỏ… Đối với chị em phụ nữ thì không chỉ có ngày 8/3 mà mỗi ngày, mình phải dành cho họ sự tri ân, biết ơn nhất. Mong rằng mọi người có sức khỏe thật tốt, cùng hỗ trợ lẫn nhau để Việt Nam đẩy lùi được dịch bệnh”, BS. Duy tâm sự.