ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Cần tiếp tục làm rõ ‘uẩn khúc’ của CLB Tình người
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng – Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội cho rằng, các cơ quan chức năng cần tiếp tục làm rõ những “uẩn khúc” của CLB Tình người.
Sáng 19/4, báo Đại Đoàn Kết tổ chức toạ đàm trực tuyến “Trách nhiệm công chức trước hoạt động ണê էíղ ժị đօąղ”. Toạ đàm được tổ chức sau khi báo Đại Đoàn Kếtcó loạt bài điều tra về hoạt động của CLB Tình người tại Thủ đô Hà Nội, phản ánh CLB này có nhiều hoạt động được cho là mang màu sắcണê էíղ ժị đօąղ.
Tại toạ đàm, Giáo sư Hoàng Chí Bảo – nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng, qua sự việc báo chí phản ánh về CLB Tình người, cho thấy, phải tiếp tục nâng cao trình độ nhận thức của xã hội, của cán bộ, đảng viên. Làm sao phải gắn liền sinh hoạt, công tác hàng ngày với đời sống thực tiễn từ cơ sở, nắm dân, gần dân, thuyết phục người dân làm điều hay lẽ phải, tránh xa các điều sai trái.
Ông Bảo cho rằng, công chức, cán bộ là người của nhà nước, hoạt động trong bộ máy công quyền, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Những người này đều là người có học, có trình độ, dựa trên niềm tin khoa học, phải tiên phong, gương mẫu, giúp người dân không rơi vào hoạt động ണê էíղ ժị đօąղ.
Cũng theo ông Bảo, ranh giới giữa tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh với ണê էíղ ժị đօąղ rất mỏng, rất nhạy cảm. “Chúng ta chờ đợi kết quả chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Chúng ta tôn trọng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh, nhưng kiên quyết bài trừ, phê phán ണê էíղ ժị đօąղ”, ông Bảo nói.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đánh giá, báo cáo của UBND quận Cầu Giấy đã rất dũng cảm nhìn nhận về hoạt động của CLB Tình người, bởi nêu rõ nhiều người có vị trí, có ảnh hưởng xã hội tham gia CLB Tình người. Điều này rất nguy hiểm, bởi những người có chức tước, ảnh hưởng có thể lôi kéo, tiết lộ thông tin nhạ.y cả.m…
Trong khi đó, ông Lê Như Tiến – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, dù CLB mang tên Tình người, nhưng những hoạt động của CLB không xứng đáng với hai từ “tình người”, mà mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng phái sinh, Շà đạℴ…
Ông Tiến đề nghị công khai danh tính những người tham gia CLB Tình người, đặc biệt là các cán bộ, công chức, những người có chức tước. Cùng với đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần lên kế hoạch để xử lý, nếu không niềm tin tôn giáo sẽ bị xúc phạm.
Ông Tiến lưu ý, CLB này tuyên truyền đang ở thời mạt vận, mạt thế, dùng tiền để tạo phước, rõ ràng đó là việc dùng tâm linh để trục lợi. Cần xem xét số tiền đóng góp là bao nhiêu, dòng tiền được sử dụng làm gì, đổ về đâu.
“Chúng ta cần thấy sự nguy hiểm với cả xã hội chứ không phải trong phạm vi một quận của Hà Nội hay chỉ riêng thành phố Hà Nội, mà nếu không làm nhanh sẽ lây lan ra các nơi khác, gây tâm lý hoang mang cho người dân, tốn tiền, tốn của, ảnh hưởng đến hạnh phúc các gia đình.
Phải vào cuộc sớm, xử lý ngay các cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào CLB, kết quả phải được lan toả, báo cáo lên các cơ quan như Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an….”, ông Tiến đề nghị, đồng thời cho rằng, nên xử lý nghiêm người cầm đầu, tuyên truyền núp dưới bóng tôn giáo tâm linh.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho biết, CLB Tình người hoạt động ngay giữa Thủ đô Hà Nội, người tham gia rất đông, hình thức hoạt động sôi nổi, phạm vi rộng, liên quan nhiều vấn đề trong xã hội, mạng xã hội cũng đưa nhiều, nhưng vì sao chỉ đến khi báo chí vào cuộc, ĐBQH nêu ý kiến thì cơ quan chính quyền mới “khởi động”. Vậy, bộ máy chính quyền cứ nói là nhạy cảm, vì dân, sát dân, gần dân, trọng dân, dùng rất nhiều mỹ từ nhưng sao lại chậm như vậy.
Ông Nhưỡng nêu vấn đề, có thể do nhận thức vấn đề không tới; những người tham gia chính quyền có thể quá quan tâm đến việc khác, thiếu nhạy bén về vấn đề này; hoặc cũng có thể có trường hợp vướng vào lợi ích, hoặc có thể có người quen tham gia, có tiêu cực….
Ông Nhưỡng đặt vấn đề sự thiếu trách nhiệm, sự thiếu dũng cảm, dũng khí đưa sự việc này ra. Hoặc các cấp tham mưu quá yếu, hoặc có thể có sự bao che hay không? Ông Nhưỡng cũng đề cập trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa bàn, từ cấp quận xuống cấp phường, đặc biệt là cơ quan quản lý địa bàn, quản lý về văn hoá xã hội, lực lượng đảm bảo an ninh trật tự… Ngoài ra, vai trò giám sát của ĐBQH, ĐB HĐND, rồi mặt trận ở cơ sở, giám sát của người dân… “Tôi cho rằng, đây mới là sơ khai thôi, còn phải làm rõ nhiều vấn đề. Có nhiều uẩn khúc cần tiếp tục làm rõ”, ông Nhưỡng nói.