ĐỀ THU HOẠCH Chuyên đề Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo đại học

Chia sẻ

ĐỀ THU HOẠCH Chuyên đề Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo đại học

Dành cho: Lớp NVSP Giảng viên Hình thức: Viết tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa mục tiêu, chuẩn đầu ra và cấu trúc nội dung của một chương trình đào tạo (Tự chọn). Trên cơ sở đó, anh/chị hãy xây dựng 01 đề cương học phần của chương trình đào tạo đó.

BÀI LÀM

I. Mục tiêu và chuẩn đầu ra CTĐT ngành Hệ thống thông tin

1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo Đại học Chính quy Hệ thống thông tin nhằm trang bị cho người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở, chuyên môn toàn diện; năng lực thực hành cơ bản; có khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; có sức khỏe, năng lực tư duy sáng tạo đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    1. Mục tiêu cụ thể

Kiến thức

        • Nắm vững các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh để nhận thức được đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách phát triển kinh tế – xã hội, Quốc phòng – An ninh, rèn luyện thể lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
        • Có kiến thức khoa học cơ bản và cơ sở cần thiết để tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
        • Có kiến thức chuyên môn toàn diện và năng lực thực hành cơ bản để nghiên cứu, phát triển và xây dựng thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp;
        • Có năng lực nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn về hệ thống thông tin quản lý.

Kỹ năng

        • Phân tích, thiết kế, cài đặt được hệ thống thông tin;
        • Giải quyết được các bài toán ứng dụng hệ thống thông tin trong thực tế;
        • Sử dụng tiếng Anh, để nghiên cứu, tiếp cận hiệu quả các vấn đề mới trong lĩnh vực chuyên ngành;
        • Có năng lực tư duy, sáng tạo; phương pháp nghiên cứu khoa học, giao tiếp, thuyết trình và làm việc hiệu quả theo nhóm; tiếp cận được với tiến bộ khoa học trong lĩnh hệ thống thông tin.

Thái độ

        • Nhận thức được vai trò của hệ thống thông tin trong công tác quản lý, phát triển kinh tế – xã hội, Quốc phòng – An ninh;
        • Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành pháp luật; ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp cho ngành và sự phát triển của đất nước;
        • Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, khả năng ngoại ngữ, để tự học suốt đời.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị khai thác, bảo trì, phát triển, cài đặt hệ thống thông tin và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin khác trong các cơ quan, doanh nghiệp; giảng dạy tại các trường cao đẳng, TCCN, dạy nghề…

Trình độ ngoại ngữ

Có trình độ tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC

  1. Thời gian đào tạo: 4 năm

II. Cấu trúc nội dung chương trình đào tạo.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN

Hệ đào tạo: Đại học chính quy

1. Tên học phần: LẬP TRÌNH DI ĐỘNG

Mã học phần: DC3HT31

2. Số tín chỉ: 3

3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 3

4. Phân bổ thời gian:

Tổng số: 60 tiết;

– Lý thuyết: 30 tiết;

– Thực hành: 28 tiết

– Kiểm tra: 2 tiết.

5. Điều kiện tiên quyết:

6. Mục tiêu của học phần:

– Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cần thiết để phát triền ứng dụng trên thiết bị di động với nền tảng hệ điều hành Android, nắm được quy trình, kiến thức và kĩ năng cần thiết để phát triển ứng dụng.

– Kỹ năng: Kỹ năng lập trình, phát triển ứng dụng

7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lập trình ứng dụng trên thiết bị di động với nền tảng hệ điều hành Android, nắm được quy trình, các kiến thức, kĩ năng cần thiết đề phát triển ứng dụng Android.

8. Nhiệm vụ của sinh viên:

– Nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu học tập;

– Tham gia đầy đủ các giờ lên lớp;

– Tham gia kiểm tra giữa kỳ và thi kết thúc học phần.

9. Tài liệu học tập:

  1. – Sách, giáo trình chính:

[1]. Unlocking Android, W. Frank Ableson, Charlie Collins, Robinsen

  1. Professional Android 4 Application Development, Reto Meier
  2. – Sách tham khảo:
  3. Learn Java for android development 2nd edition, Jeff Friesen

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

– Điểm chuyên cần: 10%

– Điểm kiểm tra giữa kỳ: 20%

– Điểm thi kết thúc học phần: 70%

11. Thang điểm: 10 (lấy một chữ số thập phân)

12. Hình thức thi:

13. Nội dung chi tiết học phần:

13.1. Nội dung tổng quát:

Nội dung Phân bổ thời gian Tài liệu học tập, tham khảo Tổng cộng
Lý thuyết, Bài tập Thảo

luận

Thực hành,

Thí nghiệm

Kiểm

tra

Chương 1: Tổng quan về Android 3 3
Chương 2: Xây dựng ứng dụng và Activity 3 6 9
Chương 3: Xây dựng giao diện người dùng (User Interface) 6 6 12
Chương 4: Intent và Services 6 4 2 12
Chương 5: Lưu trữ dữ liệu 6 6 12
Chương 6: Tìm hiểu một số Android API 6 6 12
Tổng 30 0 28 2 60

13.2. Nội dung chi tiết:

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ ANDROID

a) Mục đích, yêu cầu:

– Mục đích: Giới thiệu sơ lược về bối cảnh phát triển của ứng dụng trên thiết bị di động thông minh, tóm tắt những nội dung cơ bản về quá trình hình thành, ra đời và phát triển của hệ điều hành Android.

Nhắc lại một số kiến thức cơ bản lập trình Java làm nền tảng của môn học.

Giới thiệu môi trường phát triển ứng dụng Android: tải, cài đặt và sử dụng một số tính năng cơ bản.

– Yêu cầu: Sinh viên nắm được sơ lược về phát triển công nghệ lập trình di động, gợi nhớ những kiến thức Java làm nền tảng đồng thời nắm được cách thức sử dụng công cụ biết cách xây dựng ứng dụng đơn giản

b) Nội dung chi tiết

Nội dung Phân bổ thời gian Tài liệu học tập, tham khảo Tổng cộng
Lý thuyết, Bài tập Thảo

luận

Thực hành,

Thí nghiệm

Kiểm

tra

1.1. Lập trình ứng dụng di động 3 3
1.2. Giới thiệu về HĐH Android [1]. Ch1-2

[2]. Ch1-2

1.3. Một số kiến thức Java cơ bản
1.4. Môi trường lập trình Android
1.5. Các tính năng cơ bản
1.5.1. Android Emulator
1.5.2. Dalvik Debug Monitor Service
1.5.3. Android Debug Bridge (ADB)
Tổng cộng 3 0 0 0 3

c) Hướng dẫn thực hiện:

– Trọng tâm của chương: Lập trình ứng dụng di động

– Kiến thức, kỹ năng cần đạt:

– Đánh giá kết quả: Kiểm tra thường xuyên.

Chương 2

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG VÀ ACTIVITY

a) Mục đích, yêu cầu:

– Mục đích: Giới thiệu sơ lược những thành phần chính của ứng dụng Android và những điểm khác biết khi ta làm việc với chúng.

Phân tích file đăng kí Android Manifest và vai trò trong ứng dụng Android.

Cách tạo vào sử dụng nguồn tài nguyên (Resouces) trong ứng dụng của bạn.

Tạo một ứng dụng đơn giản với Activity, giới thiệu cách thức hoạt động, các trạng thái và vòng đời của Activity.

– Yêu cầu: Nắm được cách tạo ứng dụng Android đơn giản, nắm được các thành phần chính của ứng dụng, thông thạo cách thức tạo và sử dụng dữ liệu, nắm chắc vòng đời ứng dụng Android

b) Nội dung chi tiết:

Nội dung Phân bổ thời gian Tài liệu học tập, tham khảo Tổng cộng
Lý thuyết, Bài tập Thảo

luận

Thực hành,

Thí nghiệm

Kiểm

Tra

2.1. Các thành phần chính của ứng dụng Android [1]. Ch2-3

[2]. Ch2-3

2.1.1. Activities
2.1.2. Services
2.1.3. Content Providers
2.1.4. Broadcast Receivers
2.2. Activity
2.2.1. Giới thiệu
2.2.2. Tạo Activity
2.2.3. Vòng đời Activity
2.3. Android Manifest
2.4. Vòng đời ứng dụng Android
2.5. Tạo và sử dụng Resources
2.5.1. Strings
2.5.2. Colors
2.5.3. Dimensions
2.5.4. Drawables
2.5.5. Layouts
Tổng cộng 3 0 6 0 9

c) Hướng dẫn thực hiện:

– Trọng tâm của chương: Vòng đời ứng dụng Android; Tạo và sử dụng Resources

– Kiến thức, kỹ năng cần đạt:

– Đánh giá kết quả: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ.

Chương 3

XÂY DỰNG GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG

a) Mục đích, yêu cầu:

– Mục đích: Giới thiệu nguyên lý, phương pháp xây dựng giao diện ứng dụng cơ bản và nâng cao trong Android. Sử dụng các bố cục (layout) một các hiệu quả, hợp lý. Trên cơ sở lớp View trong Android, phát triển và xây dựng các thành phần giao diện tự định nghĩa.

Giới thiệu nguyên lý thiết kế giao diện với file layout xml

– Yêu cầu: Nắm được cách xây dựng giao diện ứng dụng trong Android, biết lựa chọn, sử dụng controls và layout hợp lý, khoa học, bước đầu nắm được cách thức xây dựng một giao diện phức tạp

b) Nội dung chi tiết:

Nội dung Phân bổ thời gian Tài liệu học tập, tham khảo Tổng cộng
Lý thuyết, Bài tập Thảo

luận

Thực hành,

Thí nghiệm

Kiểm

tra

3.1. Xây dựng giao diện với View 2 2 [1]. Ch3

[2]. Ch4

4
3.2. Xây dựng giao diện sử dụng XML 2 2 4
3.2.1. Layout trong ứng dụng Android
3.2.2. Các thành phần giao diện
3.3. Menu trong ứng dụng Android 2 2 4
3.3.1. Giới thiệu
3.3.2. Các loại Menu
3.3.3. Sử dụng Menu
Tổng cộng 6 0 6 12

c) Hướng dẫn thực hiện:

– Trọng tâm của chương: Xây dựng giao diện với View; Xây dựng giao diện sử dụng XML; Menu trong ứng dụng Android

– Kiến thức, kỹ năng cần đạt:

– Đánh giá kết quả: Kiểm tra thường xuyên.

Chương 4

INTENT VÀ SERVICES

a) Mục đích, yêu cầu:

– Mục đích: Giới thiệu Intent, mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong ứng dụng Android, thông qua Intent để khơi chạy các thành phần khác trong ứng dụng Android, đồng thời thông qua Intent thực hiện giao tiếp, truyền nhận thông tin (Ví dụ: Activity, Service…).

Giới thiệu các khái niệm BroadcastReceiver, cách xây dựng Receiver tiếp nhận xử lý thông tin Broadcast trong ứng dụng Android.

Giới thiệu Service, cách khai báo, sử dụng và các nội dung chính liên quan tới Service.

– Yêu cầu: Nắm được cách sử dụng Intent khởi chạy các thành phần khác nhau của ứng dụng, cách xây dựng và định nghĩa Intent. Nắm chắc các nội dung BroadcastReceiver, Service

b) Nội dung chi tiết:

Nội dung Phân bổ thời gian Tài liệu học tập, tham khảo Tổng cộng
Lý thuyết, Bài tập Thảo

luận

Thực hành,

Thí nghiệm

Kiểm

tra

4.1. Làm việc với Intent 2 2 [1]. Ch4

[2]. Ch5, 9

4
4.1.1. Giới thiệu
4.1.2. Sử dụng Intent khởi chạy Activity
4.2. Broadcast Receivers 1 1
4.3. Xây dựng Services 3 2 5
4.3.1. Tạo và điều khiển Service
4.3.2. Binding Activity to Service
Kiểm tra 2 2
Tổng cộng 6 4 2 12

c) Hướng dẫn thực hiện:

– Trọng tâm của chương: Làm việc với Intent; Xây dựng Services

– Kiến thức, kỹ năng cần đạt:

– Đánh giá kết quả: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ.

Chương 5

LƯU TRỮ DỮ LIỆU

a) Mục đích, yêu cầu:

– Mục đích: Giới thiệu cách thức làm việc, tổ chức dữ liệu trong ứng dụng Android. Cụ thể: cách đọc ghi file text thông thương, đọc ghi file xml, đọc ghi dữ liệu trạng thái của ứng dụng sử dụng Shared Preferences.

Giới thiệu cách khởi tạo, truy vấn, lưu trữ dữ liệu với cơ sở dữ liệu trong Android (SQLite).

Những nội dung chính về ContentProvider: cách thức sử dụng và tạo mới ContentProvider

– Yêu cầu: Nắm được những kiến thức làm việc với file, lưu trữ file lên bộ nhớ hệ thống và lên bộ nhớ mở rộng. Nắm được một số phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu tổ chức với file xml và đặc biệt nắm được sử dụng cơ sở dữ liệu SQLite trong Android

b) Nội dung chi tiết:

Nội dung Phân bổ thời gian Tài liệu học tập, tham khảo Tổng cộng
Lý thuyết, Bài tập Thảo

luận

Thực hành,

Thí nghiệm

Kiểm

tra

5.1. Đọc, ghi dữ liệu trên file 2 2 [1]. Ch5

[2]. Ch7, 8

4
5.1.1. Tạo filesystem
5.1.2. Truy cập filesystem
5.1.3. Truy cập bộ nhớ ngoài
5.2. Cơ sở dữ liệu trong Android: SQLite 3 3 6
5.2.1. Giới thiệu
5.2.2. Công cụ quản lý SQLite: SQLITE3
5.2.3. Xây dựng, kết nối CSDL với SQLite trong Android
5.3. ContentProvider classes 1 1 2
5.3.1. Sử dụng ContentProvider
5.3.2. Tạo mới ContentProvider
Tổng cộng 6 0 0 6 12

c) Hướng dẫn thực hiện:

– Trọng tâm của chương: Đọc, ghi dữ liệu trên file; Cơ sở dữ liệu trong Android: SQLite

– Kiến thức, kỹ năng cần đạt:

– Đánh giá kết quả: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ.

Chương 6

TÌM HIỂU MỘT SỐ ANDROID API

a) Mục đích, yêu cầu:

– Mục đích: Giới thiệu một số nội dung nâng cao trong lập trinh Android: kết nối Internet, xử lý đa phương tiện và google Map API

– Yêu cầu: Nắm được cách thức kết nối internet trong xây dựng ứng dụng, tải và sử dụng các tài nguyên internet. Đồng thời nắm được cách khai thác sử dụng google Map Api

b) Nội dung chi tiết:

Nội dung Phân bổ thời gian Tài liệu học tập, tham khảo Tổng cộng
Lý thuyết, Bài tập Thảo

luận

Thực hành,

Thí nghiệm

Kiểm

tra

6.1. Networking và Webservice 2 2 [1]. Ch6, 10, 11

[2]. Ch13, 15

4
6.2. Multimedia 2 2 4
6.3. Location và Maps API 2 2 4
Tổng cộng 6 0 6 12

c) Hướng dẫn thực hiện:

– Trọng tâm của chương: Networking và Webservice; Multimedia; Location và Maps API

– Kiến thức, kỹ năng cần đạt:

– Đánh giá kết quả: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ.

13.3. Lịch trình tổ chức dạy học:

Mỗi tuần bố trí 4 tiết học, dạy hết học phần trong 15 tuần (3 tín chỉ). Bố trí dạy vào năm học thứ ba.

Tuần Nội dung chính Số tiết Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Ghi chú
1 Chương 1: Tổng quan về Android

Chương 2: Xây dựng ứng dụng và Activity

2.1. Các thành phần chính của Android

2.1.1. Activities

3

1

2 Chương 2: Xây dựng ứng dụng và Activity

Thực hành Chương 2

2

2

3 Thực hành Chương 2 4
4 Chương 3: Xây dựng giao diện người dùng

3.1. Xây dựng giao diện với View

3.2. Xây dựng giao diện sử dụng XML

4
5 3.3. Menu trong ứng dụng Android

Thực hành chương 3

2

2

6 Thực hành chương 3 4
7 Chương 4: Intent và Services

4.1. Làm việc với Intent

Thực hành chương 4

2

2

8 4.2. Broadcast Receivers

4.3. Xây dựng Services

4
9 Thực hành chương 4

Kiểm tra

2

2

10 Chương 5: Lưu trữ dữ liệu

5.1. Đọc, ghi dữ liệu trên file

Thực hành chương 5

2

2

11 5.2. Cơ sở dữ liệu trong Android: SQLite

5.3. ContentProvider classes

4
12 Thực hành chương 5 4
13 Chương 6: Tìm hiểu một số Android API

6.1. Networking và Webservice

6.2. Multimedia

4
14 6.3. Location và Maps API

Thực hành chương 6

2

2

15 Thực hành chương 6 4

14. Yêu cầu của giảng viên đối với học phần:

– Gửi đề cương chi tiết cho sinh viên trước khi giảng dạy học phần;

– Chuẩn bị đầy đủ tài liệu phục vụ giảng dạy cho học phần;

– Giảng dạy nội dung học phần theo đề cương chi tiết được duyệt.