Những cuốn sách kinh tế phải đọc trong năm 2021: Người giàu tư duy thật sự khác biệt!
Đọc sách là cách nhanh nhất nắm bắt được tư duy, chiến thuật của những người tài giỏi đi trước, từ đó uyển chuyển áp dụng vào bản thân và tạo nên những cú đột phá trong sự nghiệp.
Hơn thế nữa, việc chuẩn bị những nền tảng nhất định về kinh tế trong và ngoài nước giữa vô vàn khái niệm, định luật của thời đại 4.0 sẽ giúp các bạn trẻ bắt kịp sự vận động liên tục của nhân loại, nhạy bén trong việc nắm bắt xu thế và định hướng sự nghiệp tương lai.
Có nhiều cuốn sách tổng quát về khủng hoảng kinh tế. Nhưng chúng tôi sẽ chỉ liệt kê ra 5 cuốn sách về kinh tế, quản trị với những nội dung nghiêng theo hướng giải quyết! Như Steve Jobs (cố CEO Apple) đã từng nói: “Bạn không thể chỉ hỏi khách hàng xem họ muốn gì và rồi cố đem nó cho họ. Tới lúc bạn hoàn thiện nó, họ đã muốn thứ mới mẻ khác rồi.” Vì thế những cuốn sách chi tiết, cụ thể và chứa đựng những bài học thực tiễn xoay quanh các lĩnh vực kinh tế, năng lực quản trị, trải nghiệm khách hàng… sẽ là một món quà giá trị, “hiến kế” cho các doanh nhân giải quyết những khúc mắc tồn đọng trên con đường phát triển doanh nghiệp của mình.
3 bước để xác định thị trường đắt giá của doanh nghiệp
Nếu bạn đang là một start-up tràn đầy nhiệt huyết với sản phẩm, dịch vụ của mình, nhưng làm thế nào đây khi ngân sách tiếp thị có hạn? Mọi thứ đều chỉ mới bắt đầu? Đây là lúc bạn cần nhìn lại, xác định và khám phá những cơ hội thị trường một lần nữa. Quyển sách này sẽ giúp bạn tìm hiểu xem liệu bạn có đang thúc đẩy công ty, nhất là những công ty startup của bạn có đi đúng hướng hay không, doanh nghiệp của bạn có đang bỏ lỡ cơ hội không và bạn nên đầu tư vào cơ hội nào trước.
Với 15 năm nghiên cứu, kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong tư vấn và đào tạo khởi nghiệp. tác giả Marc Gruber và Sharon Tal đã cho ra đời cuốn sách “Where to play – 3 bước để xác định cơ hội thị trường đắt giá được xây dựng dựa trên mô hình khởi nghiệp tinh gọn, có tên Bộ Điều hướng Cơ hội thị trường.
Để phát triển nền móng căn bản cho công cụ Điều hướng cơ hội thị trường, các tác giả đã nghiên cứu, phân tích hàng trăm trường hợp từ các quốc gia và lĩnh vực khác nhau. Thành quả của quá trình đó là một bộ công cụ đơn giản nhưng không kém phần thú vị và cũng đủ sâu sắc để giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn.
“Để không mất thêm một khách hàng nào nữa”
Con đường sinh lợi và bền lâu nhất là xây dựng mối quan hệ trọn đời với khách hàng
Gần như doanh nghiệp nào cũng đều dành ra rất nhiều thời gian, tiền bạc, và công sức để tiếp cận khách hàng mới. Chi phí lớn nhất của một doanh nghiệp thường tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng, và nhiều quản lý có thể nắm được các khoản chi phí này đến từng đô, nếu không nói là từng cắc bạc.
Thế nhưng phần lớn các doanh nghiệp ấy lại dành quá nhiều nỗ lực vào việc thuyết phục người khác trở thành khách hàng, mà gần như không mấy quan tâm đến việc giữ chân những khách hàng họ đã tìm được. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra? Khách hàng bỏ đi, tất nhiên.
Cuốn sách “Để không mất thêm một khách hàng nào nữa” của tác giả Joey Coleman đưa ra các triết lý, phương pháp và quy trình thay đổi hoàn toàn cả phương thứ kinh doanh B2B lẫn B2C. Các ví dụ được dẫn ra trong sách thuộc đủ loại quy mô, phạm vi và lĩnh vực. Cách tiếp cận này đã thành công ở cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, và lớn. Gần như mọi loại sản phẩm hay dịch vụ mà bạn có thể nghĩ ra được – từ các doanh nghiệp nội địa đến quốc tế; từ cơ sở khách hàng nhỏ, vừa đến lớn; từ mấy món hàng chỉ vài đô đến xa xỉ – đều đã thực hiện theo quy trình này.
Truyền thông Nội bộ
Linh hồn của doanh nghiệp – Chiến lược chuyên nghiệp để xây dựng nên bộ phận truyền thông nội bộ
Ngày nay, có một mục vụ ngày càng được chú trọng ở các doanh nghiệp, đó chính là Truyền thông nội bộ. Truyền thông nội bộ (internal communications) hiểu đơn giản là hoạt động truyền thông tin giữa các thành viên và nhóm cổ đông của công ty, với mục đích xây dựng, duy trì và củng cố sự gắn kết.
Trên thế giới, các doanh nghiệp lớn như PizzaExpress, GE Capital (công ty tài chính – một nhánh của tập đoàn công nghiệp Hoa Kỳ General Electric), BG Group (doanh nghiệp đa quốc gia trong lĩnh vực dầu khí và ga),…đều có những chiến lược chuyên nghiệp để xây dựng nên bộ phận truyền thông nội bộ của họ. Nhờ vậy, mỗi hoạt động đều mang theo năng lượng mạnh mẽ của tập thể và thành công tồn tại lâu dài dựa vào sự trung thành của mỗi cá nhân.
Các thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam (theo xếp hạng của Forbes – thời báo kinh doanh nổi tiếng thế giới có trụ sở tại Mỹ) như Vinamilk, Viettel, Vingroup, Vietcombank,…đều có đặc điểm chung là rất chú trọng đến xây dựng và phát triển bộ phận Truyền thông nội bộ.
Nếu bạn đang tìm một lời khuyên cho doanh nghiệp mình tham gia, bất kể bạn là lãnh đạo hay nhân viên, thì cuốn sách Truyền thông Nội bộ: Linh hồn của doanh nghiệp chính là câu trả lời.
Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp
Loại bỏ mâu thuẫn trong doanh nghiệp để hướng đến lí tưởng chung
Việc thấu hiểu sự hình thành của văn hóa doanh nghiệp không chỉ là sứ mệnh của nhà lãnh đạo. Đó là trách nhiệm của mỗi nhân viên trên con đường phát triển sự nghiệp và hướng tới mục đích chung vì cộng đồng tốt đẹp hơn.
LÃNH ĐẠO VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP – một cuốn sách sống cùng các độc giả suốt 30 năm là câu trả lời cho bất cứ ai đang tìm kiếm câu hỏi về cách loại bỏ mâu thuẫn trong doanh nghiệp để cùng nhau hướng đến lý tưởng chung.
Cuốn sách dày chưa đến 300 trang nhưng gói gọn trong đó là tâm huyết của tác giả và cả hành trình vô cùng vất vả của những công ty lớn trên thế giới như DEC của Mỹ, Ciba-Geigy của Thụy Sỹ-Đức, EDB của Singapore để nghiên cứu và kiến tạo văn hóa doanh nghiệp của mình.
Sau cùng, tác giả đưa ra một cái nhìn khá mới mẻ: Để thấu hiểu và chấp nhận được các nền văn hóa khác, phải thấu hiểu bản thân. Thấu hiểu bản thân có nghĩa là: Thấu hiểu nền văn hóa bên trong bạn.
Tái tạo tổ chức
Sắp xếp lại tổ chức để đáp ứng thách thức của thiên niên kỷ thứ ba
Frederic Laloux biết được rằng mỗi người trong chúng ta đều mong muốn những điều tốt đẹp, chắc hẳn ai cũng khao khát sớm có cách tốt hơn, tiến bộ và “có sinh khí” hơn. Vì thế ông đã viết ra quyển sách này với hy vọng các tổ chức, bệnh viên, trường học…trên thế giới có cách vận hành tốt hơn thông qua những mô hình quản lý đã được ông nghiên cứu trong 3 năm.
Tái tạo tổ chức – một cuốn sách thôi thúc chúng ta khám phá bản thân để đạt được hạnh phúc chân chính bằng cách tạo ra các mối quan hệ đích thực xung quanh mình. “Đích thực” ở đây có nghĩa là những mối quan hệ được tạo ra từ sự thấu hiểu, tin tưởng, lòng nhân ái trên nền tảng minh bạch và cân bằng. Bởi tính chủ động, phong phú và chân thành của chúng, những mối quan hệ này đôi lúc khiến ta bị tổn thương, nhưng qua những tổn thương tích cực đó, chúng ta sẽ nhanh chóng trưởng thành, sẽ cảm thấy rằng mình thực sự sống.
Có thể nói, tâm huyết của tác giả trong việc tái tạo và thổi bùng sinh khí cho các tổ chức trong cuốn sách này rất nhiều. Tác phẩm xứng đáng đứng đầu trong những tựa sách về mô hình quản lý khi truyền tải những nội dung sáng tạo, logic và đầy thuyết phục.