Sau chầu rượu, thanh niên về ngủ rồi ‘đi luôn’ không dậy nữa: Mẹ nhắc chồng hạn chế uống
Phải công nhận một điều rượu bia giúp con người hưng phấn hơn, dễ dàng trò chuyện với nhau vui vẻ hơn nên những buổi tiệc hầu như luôn xuất hiện là vậy.
Tuy nhiên, uống rượu bia nên theo kiểu nhấm nháp cho vui, chứ đừng quá nghiện, uống quá chén rồi dễ dẫn đến những mối nguy hiểm.
Ví dụ như chạy xe dễ bị cảnh sát giao thông thổi phạt mà quan trọng hơn là dễ va chạm với phương tiện khác, còn không thì sức khỏe bị ảnh hưởng, thậm chí ngộ độc mất mạng. Thực chất là các bệnh viện ngày nào cũng tiếp nhận những ca ngộ độc và gần nhất là bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên đã cấp cứu cho một nam thanh niên nhưng không qua khỏi đấy ạ.
Theo trang Vnexpress, nam thanh niên 29 tuổi ở Hưng Yên đã được người nhà đưa vào bệnh viện trong tình trạng tay chân lạnh duỗi cứng, hôn mê. Được biết trước đó thanh niên này uống rượu cùng bạn bè, tối về nhà không ăn uống, lên giường ngủ rồi xảy ra chuyện.
Đến ngày 4/1, thanh niên được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai thở máy với chẩn đoán nhiễm toan chuyển hóa, suy thận, tiêu cơ vân nặng.
Mặc dù được các bác sĩ tận tình điều trị, lọc máu nhưng thanh niên không có dấu hiệu hồi phục và gia đình xin đưa về nhà ngày 6/1, tử vong.
Theo các bác sĩ, đây là một trong nhiều bệnh nhân tổn thương nặng do uống quá nhiều rượu mà Trung tâm Chống độc tiếp nhận gần đây.
Xem như đây lại là một hồi chuông cảnh báo, khi mà cận, trong và sau Tết sẽ có rất nhiều buổi tiệc liên hoan, tụ họp cùng bạn bè nên mỗi người phải có ý thức lo cho sức khỏe của bản thân bằng cách hạn chế uống rượu bia, khi uống phải bổ sung năng lượng cho cơ thể, ăn thêm cơm, cháo, uống nước đường, hoa quả, sữa…
Và hiện nay cũng có nhiều tình trạng nhập viện do uống phải rượu giả pha cồn công nghiệp (methanol), nên để có cuộc vui trọn vẹn thì mọi người nên học cách nấu cơm rượu rồi rủ bạn bè đến nhà, vậy là vừa vui chơi an toàn lại không lo chạy xe bị thổi phạt nhé.
Bước 1: Nấu cơm rượu
Gạo nếp sau khi được lựa chọn là loại gạo chất lượng, đem ngâm nước lạnh thời gian từ 4 – 6 tiếng và được nấu thành cơm. Yêu cầu cơm không quá khô và không quá nhão, đảm bảo hạt gạo chín, mềm, trương nở tối đa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn lên men.
Khi cơm chín rải đều ra nong và chờ cơm nguội bớt. Lưu ý không để cơm vón cục.
Bước 2: Trộn men
Bánh men sau khi được nghiền nhỏ thành bột, rắc và trộn đều lên cơm đã nấu chín để nguội. Dùng một phần bột men rắc đều lên mặt trên. Sau đó lật mặt dưới cơm lên, rắc nốt nửa phần bột men còn lại. Cần cân nhắc tỷ lệ men phù hợp cho chất lượng rượu đảm bảo nhất.
Bước 3: Ủ hỗn hợp cơm rượu đã trộn men
Hỗn hợp cơm rượu đã trộn đều men được cho vào chum hoặc thùng lớn để ủ. Cơm rượu sẽ được ủ trong điều kiện có không khí để nấm men phát triển, chuyển hóa tinh bột trong gạo thành đường. Sau 2 – 3 ngày, tiếp tục ủ kín để biến đường trong cơm rượu chuyển hóa thành rượu.
Bước 4: Chưng cất rượu thành phẩm
Cơm rượu sau khi ủ và lên men sẽ được đem đi chưng cất. Đây là giai đoạn quan trọng trong quy trình nấu rượu gạo. Có thể sử dụng phương pháp nấu thủ công truyền thống bằng than củi hoặc sử dụng nồi nấu rượu công nghiệp chuyên dụng.
Chưng cất rượu lần 1: Với lần đầu chưng cất rượu ta sẽ thu được rượu gốc, loại rượu lúc này khá nặng có nồng độ cồn từ 55-65 độ dễ gây hại trực tiếp cho sức khỏe. Thế nên, với rượu được chưng cất lần 1 không nên dùng để uống mà chỉ nên dùng để ngâm.
Chưng cất rượu lần 2: Tiếp tục chưng cất lần thứ 2 ta sẽ chưng cất được rượu giữa. Thông thường loại rượu này có nồng độ cồn từ 35 đến 45 độ, rượu này sẽ được dùng để uống nóng.
Chưng cất rượu lần 3: Tiếp tục chưng cất, lần này ta sẽ thu được rượu có nồng độ cồn thấp, vị hơi chua, lúc này uống ngon mà không lo vấn đề gì xảy ra nữa ạ.